Trang chủ
Về trang trước
0
  • Chọn tìm hiểu mối quan hệ

Một số vị Vua có liên quan trực tiếp đến các thành viên họ Nguyễn Sỹ

 

MỘT SỐ VỊ VUA VIỆT CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN CÁC THÀNH VIÊN HỌ NGUYỄN SỸ

----------o0o----------

Tôi đã viết về Can Xung, tộc trưởng dòng họ, đã có điều kiện trực tiếp vua Lê Hiển Tông, vua Quang Trung, vua Thái Đức. Dòng họ may mắn còn lưu giữ đạo sắc.

 Nay tôi viết tiếp 1 số vị Vua triều Nguyễn:

1)     Vua Minh Mạng (1820-1841):

Ông là con thứ 4 của Vua Gia Long, ông sinh 25-5-1791, lên ngôi năm Canh Thân 1820. Ông có tư chất thông minh, tinh sâu nho học.

Ông lấy tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ làm mục tiêu hoạt động.

Ông là vị Vua giỏi, có nhiều quốc sách hay, quan tâm hoàn chỉnh xây dựng kinh thành và tổ chức bộ máy chính quyền, quan tâm đào tạo, thi cử, tuyển chọn quan chức. Ông lập nội các, viện cơ mật.

Ông rất nghiêm khắc, thiết lập kỷ cương, chăm lo phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, giữ yên nước, xây dựng bang giao với nhà Thanh, Ai Lao, Chân Lập và phương Tây.

Với họ ta:

-   Qua các kỳ thi hương, hội, đình để lựa chọn nhân tài do ông tổ chức, nhờ đó họ ta có:

+ Ông Nguyễn Sỹ Khâm (con trưởng của Can Xung đời thứ 6) đã đỗ tú tài khai khoa cho dòng họ Khoa Ất Dậu, thường gọi Can Đồ.

+ Ông Nguyễn Sỹ Điếu tú tài Khoa Tân Mão (thường gọi Can Xuân thọ 86 tuổi).

Ông còn chuẩn y cho Quan Tổng Đốc An Tĩnh (thay Vua) ra bằng cấp sự cho ông Nguyễn Sỹ Biểu làm Tuần Thám (gọi là Can Tuần).

Tôi đã có bài nói riêng về Can Tuần.

2)     Vua Thiệu Trị (1807-1847):

Ông là con trưởng Vua Minh Mệnh, sinh ngày 16/6/1807, lên ngôi ngày 11/2/1841, băng hà ngày 4/10/1847, thọ 41 tuổi, có 29 con trai, 35 con gái. Ông rất chăm lo việc chính trị.

Ông đã cho soạn bộ sách Khâm định Đại Nam Hội Diễn sự lộ 162 quyển sao lục đầy đủ các chiếu chỉ, tấu, sớ cả nhà Nguyễn từ Gia Long đến ông. Ông hay thơ (chủ yếu chữ Hán).

3)     Vua Tự Đức (1847-1883) là con thứ 2 của Thiệu Trị.

Ông lên ngôi ở tuổi 19, trị vì 36 năm. Thời gian làm vua nhiều thù trong giặc ngoài, nhiều bấn loạn. Ông là nhà vua hay chữ nhất triều Nguyễn. Rất coi trọng thi cử, tuyển chọn nhân tài. Trong 2 triều vua này, họ Nguyễn Sỹ ta có 1 số người đỗ đạt, tiêu biểu:

-   Phó bảng Nguyễn Sỹ Ấn: Ông là con trai Can Cụ. 20 tuổi đã đỗ Tú tài, 26 tuổi tiếp tục đỗ Tú tài và cử nhân. 27 tuổi đỗ Phó bảng (Giáp Thìn).

Vua Thiệu Trị bổ nhiệm ông là Tri huyện Bố Trạch. 31 tuổi làm Phúc Khảo trường thi Hà Nội.

Năm Tự Đức 1 (1847) Vua bổ nhiệm làm Tri phủ Kiến Thụy. Đến năm 34 tuổi (Tự Đức 4), ông được bổ nhiệm là Hàn lâm viện thị giảng (nên hay gọi là Quan thị). Năm Bính Thân được cử làm giám khảo (đồng khảo thi Đình). Trong gia phả còn ghi lại 4 đạo sắc phong của 2 triều vua này cho ông (đạo sắc bị mất trong cải cách ruộng đất).

Tôi xin ghi lại Đạo sắc ngày 27/2/1852 (Tự Đức 5) để con cháu hiểu thêm về đạo sắc và ông Ấn.

Thừa mệnh trời, hưởng vận nước. Hoàng đế ra chiếu rằng: Trẫm lập chính dùng người tuân theo phép khảo hạch mà cắt cử, xét tài năng mà định chức vị thì nêu gương kẻ có tài xử việc.

Nay, Nguyễn Sỹ Ấn đồng tri phủ Kiến Thụy, tài học xứng đáng, năng lực nên dùng, có tài mưu tính, có năng lực thi hành, có chức giữ vào chính sự, rằng thanh liêm, rằng cẩn thận, rằng siêng năng, phép quan tăng tiến, công việc gánh vai trọn vẹn, thành tích sáng rõ, đáng tuyển chọn mà cắt cử.

Nay thăng lên phụng thành đặc phu Hàn lâm Viện thị giảng sung sứ quán biên tu.

Nay ban cáo mệnh, hãy khó gắng gỏi, chớ… chức trách, chăm lo nhiệm vụ. Hãy kính vâng lệnh trẫm, mãi mãi giữ được nghiệp sáng đã dựng nên.

(nhà giáo: Hoàng Nghĩa Quán dịch Hán – Việt).

Xin nói thêm:

-         Đạo sắc ghi rõ lý do, mục đích cấp

-         Căn dặn người được cấp

-         Đánh giá cao đức độ, tài năng ông Ấn.

Cũng trong giai đoạn này, họ ta còn ông Nguyễn Sỹ Lạng (húy là Nguyễn Thúc Hoàng) con trai ông Ấn đã đỗ cử nhân.

Các đời vua sau 1 số đỗ Tú tài (như ông Hàn Giản, ông Lương,…)

Như vậy các triều Vua đã trực tiếp có liên quan đến các con người họ ta ở nhiều cấp độ.

Nguyễn Sỹ Lan, đời thứ 9

Tin tiêu điểm