Trang chủ
Về trang trước
0
  • Chọn tìm hiểu mối quan hệ
PHẢ ĐỒ DÒNG HỌ XEM THEO:    Danh sách  Cây gia phả
THÔNG TIN VỀ Nguyễn Sỹ Ấn (Phó Bảng) (thuộc đời thứ 7)
Tổng cùng đời với Nguyễn Sỹ Ấn (Phó Bảng) (thuộc đời thứ 7) : 39 người (39 mất) 34 Nam 5 Nữ
Lúc còn sống thường trú tại:               
Nguyễn Sỹ Ấn (Phó Bảng) (thuộc đời thứ 7) là Con thứ 3 của Nguyễn Sỹ Chấn [Can Cụ] (thuộc đời thứ 6) . Các đời liền trước: ông Nguyễn Sỹ Sắc [Can Trị] (thuộc đời thứ 5), cố Nguyễn Sỹ Thường [Can Thờng] (thuộc đời thứ 4), can Nguyễn Sỹ Hoạch [Can Hoặc] (thuộc đời thứ 3)
Trong đó:
     - Nguyễn Sỹ Chấn [Can Cụ] (thuộc đời thứ 6) là con của Nguyễn Sỹ Sắc [Can Trị] (thuộc đời thứ 5)
     - Nguyễn Sỹ Sắc [Can Trị] (thuộc đời thứ 5) là con của Nguyễn Sỹ Thường [Can Thờng] (thuộc đời thứ 4)
     - Nguyễn Sỹ Thường [Can Thờng] (thuộc đời thứ 4) là con của Nguyễn Sỹ Hoạch [Can Hoặc] (thuộc đời thứ 3)
 Họ và tên  Nguyễn Sỹ Ấn (Phó Bảng) (thuộc đời thứ 7)
 Tên tự (hiệu/thụy)  
 Giới tính  Nam
 Thuộc đời thứ  VII
 Là Con thứ  3 trong gia đình
 Số điện thoại  
 Đơn vị công tác  
 Nghề nghiệp  
 Tình trạng  Đã mất
 Năm sinh  Không rõ
 Trình độ học vấn  
 Học vị, học hàm  Phó bảng
 Năm mất  Không rõ
 Hưởng thọ  
 An táng tại  
THỨ  HỌ TÊN VỢ / CHỒNG NĂM SINH TÌNH TRẠNG
CON THỨ  HỌ TÊN CÁC CON NĂM SINH TÌNH TRẠNG
1 Nguyễn Sỹ Khanh Đã mất
Tiểu sử, Sự nghiệp, Công đức, Ghi chú

Phó bảng Nguyễn Sỹ ấn và Cử nhân Nguyễn Sỹ Lạng (2 vị cùng với 4 người anh em trai khác là con của Nguyễn Sỹ Chấn - đời thứ 6).

Nguyễn Sỹ ấn, thuở nhỏ rất thông minh, dinh ngộ, theo học chữ nho thầy đồ Tú tài Phan Đăng Quý và Cử nhân Phan Đình Lệ.

Năm 20 tuổi đi thi hương khoa Đinh Dậu, năm Minh Mạng thứ 18 (1837) đậu Tú tài. Khoa thi này trường thi Hương Nghệ An chỉ lấy đậu 14 Cử nhân và khoảng 40 Tú tài (cả Nghệ An và Hà Tĩnh); quan Chủ khảo là Tham tri bộ Lại Vũ Đức Khuê, Phó Chủ khảo là Bố chánh Định Tường Hà Đăng Khoa.

Đến khoa thi Hương (Ân khoa) Nhâm Dần - Thiệu Trị 2 (1842), ông lại đậu Tú tài. Khoa này chỉ lấy đậu 18 Cử nhân, Chủ khảo là Bố chánh Quảng Bình Nguyễn Tự, Phó Chủ khảo là Hiệp lý bộ Hộ Phạm Thế Trung.

Như vậy là ông đã đạt thành tích đậu liền 2 khoa Tú tài, được vinh danh là Tú Kép, mà nhiều nho sinh lúc đó từng mơ ước cũng khó đạt được. Chỉ 1 năm sau, Nguyễn Sỹ ấn lại hăm hở vác lều chõng xuống Vinh dự thi Hương với quyết tâm dành cho được Cử nhân. Khoa Quý Mão - Thiệu Trị 3 (1843), ông đậu Cử nhân, đứng thứ 6 trong số 25 Cử nhân của khoa thi này, cũng thật là vẻ vang. Khoa này Chủ khảo là Tham tri bộ Lễ Lý Văn Phức và Phó Chủ khảo là Án sát Hưng Hóa Phạm Huy.

Trong không khí mừng vui xiết kể, gia đình, dòng họ và cả xã vinh dự có người đậu Cử nhân, mọi người lại bàn bạc trong họ góp công, góp của để chuẩn bị cho Nguyễn Sỹ ấn đi thi tiếp khoa thi Hội. Vị Cử nhân tân khoa của làng Tú Viên rất phấn chấn và hăm hở vác lều chõng vào Kinh đô Huế để dự kỳ thi Hội Khoa Giáp Thìn - Thiệu Trị 4 (1844). Khoa thi này có 281 Cử nhân của cả nước hội về Huế dự thi và chỉ lấy đậu 10 Tiến sĩ, 15 Phó bảng. Tiến sĩ gồm: Nguyễn Chương (Triệu Phong - Quảng Trị); Nguyễn Văn Phú, về sau vua ban tên là Tư Giản (Từ Sơn - Bắc Ninh); Nguyễn Dương Huy (Quảng Trạch - Quảng Bình); Hồ Sĩ Tuần (Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An); Huỳnh Công Thịnh (Quảng Điền - Thừa Thiên); Bùi Văn Phan (Nghĩa Hưng - Nam Định); Trần Hữu Thụy (Phú Vang - Thừa Thiên); Nguyễn Hữu Tạo (Hoài Đức - Hà Nội); Văn Đức Giai (Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An); Nguyễn Chính (Thuận An - Bắc Ninh). Phó bảng gồm: Nguyễn Văn An (Siêu Loại - Bắc Ninh); Nguyễn Phẩm (Gia Bình - Bắc Ninh); Lê Văn Phổ (Hương Lộc - Thừa Thiên); Phan Đình Tuyển (La Sơn - Hà Tĩnh); Vũ Diệm (Đại An - Nam Định); Lê Thiều (Phong Điền - Thừa Thiên); Võ Duy Thành (Chương Mỹ - Quảng Ngãi); Nguyễn Duy Tự (Diên Phước - Quảng Nam); Lê Thế Thứ (Đông Sơn - Thanh Hóa); Phạm Văn Tường (Phong Điền - Thừa Thiên); Lê Đăng Trạc (Yên Thành - Nghệ An); Lê Vĩnh Khanh (Hà Đông - Quảng Nam); Trần Công Soạn (Quảng Điền - Thừa Thiên); Hồ Hằng Tánh (Duy Xuyên - Quảng Nam); Nguyễn Sỹ ấn (Xuân Lâm - Nam Đường nay là Thanh Chương, Nghệ An).

Khoa thi này, quan Duyệt quyển là Hoàng Thu và Nguyễn Bá Nghi, quan Đọc quyển là Trương Đăng Quế và Hà Huy Phiên. Khoa thi này không lấy đậu Đệ nhất giáp (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa), chỉ lấy đậu 2 Đệ nhị giáp (Hoàng Giáp), 8 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân và 15 Phó bảng. Sách: ''Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn'' do Phạm Đức Thành Dũng và Vĩnh Cao chủ biên (Huế, Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế - Thuận Hóa, 2000 - Tr.581) ghi về Nguyễn Sỹ ấn như sau: ''Nguyễn Sỹ ấn, người xã Xuân Lâm, huyện Nam Đường, nay thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thi đỗ Cử nhân khoa Quý Mão (1843); đỗ Phó bảng khoa Giáp Thìn (1844). Từng thụ hàm Hàn lâm viện Thị giảng''. Tên của Nguyễn Sỹ ấn đậu đại khoa còn được ghi vào các sách: ''Quốc triều khoa bảng lục'' (do Cao Xuân Dục soạn - H, Văn học, 2001 - Tr. 104); ''Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 - 1919'' (Ngô Đức Thọ chủ biên - H, Văn học, 1993 - Tr 813, số thứ tự 2482); ''Những ông Nghè ông Cống triều Nguyễn (do Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Loan, Lan Phương soạn - H, Văn hóa thông tin, 1995, Tr 633, Số thứ tự 2973) và sách ''Khoa bảng Nghệ An'' (Đào Tam Tỉnh). Ông đã được triều đình Huế ban tặng 4 sắc phong.

Nguyễn Sỹ ấn đã khai đại khoa cho xã Xuân Lâm là một vinh dự hết sức lớn lao cho gia đình và dòng họ Nguyễn Sỹ ở Thanh Chương. Đến lúc này thì tổng Xuân Lâm đã có 4 đại khoa (3 người đậu Tiến sĩ triều Lê là cha con Nguyễn Phùng Thì và Nguyễn Bá Quýnh ở xã Hoa Lâm, nay thuộc xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương; Chu Di Hiến ở xã Đông Liệt, sau đổi là xã Thanh Khai, nay thuộc xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương).

 

Sau khi đậu Phó bảng, Nguyễn Sỹ ấn được bổ làm Hàn lâm viện kiểm thảo, rồi Tri huyện Kim Thành (1846), một năm sau lại bổ làm Tri huyện Bố Trạch. Khoa thi Hương năm Đinh Mùi - Thiệu Trị 7 (1847), ông được cử làm Phúc khảo Trường Thi Hà Nội. Năm Tự Đức thứ 1 (1848), ông được thăng Tri phủ Kiến Thụy, Thái Bình. Năm Tự Đức thứ 5 (Nhâm Tý - 1852), ông được triều đình phong làm Hàn lâm viện Thị giảng. Khoa thi Đình Mậu Tuất - Thành Thái 10 (1898), ông được cử làm Đồng khảo khoa. Tại khoa thi này, Nguyễn Sỹ ấn đã gặp lại các học trò từng học ở trường Tú Viên là Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Đình Điển. Vì thấy tình cảnh khó khăn của ông Sắc, quan Phó bảng đã khuyên ông Sắc về quê đem gia đình vào sống ở Huế để yên bề gia thất, tập trung vào học tập (học trường Quốc Tử Giám) và đạt được ý nguyện (đậu thi Hội). Ông Sắc đã được Hiệp biện đại học sĩ - Phó tổng tài Quốc sử quán Cao Xuân Dục và Phó bảng Nguyễn Sỹ ấn giúp đỡ rất nhiều, nên đến khoa thi Hội Tân Sửu - Thành Thái 13 (1901), Nguyễn Sinh Sắc đã đậu Phó bảng. Sau khi thi đỗ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã đem 2 con trai là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung về nhà thờ họ Nguyễn Sỹ thắp hương tạ ơn thầy. Ông Sắc cũng đã cúng tiến cho nhà thờ bức hoành phi: ''Thi thư trạch'' (đất có truyền thống tốt học hành, khoa bảng) và đôi câu đối: Lưu Tú Viên bồi công đức thụ; Hồi Xuân Lâm trưởng tử tôn chi (Nghĩa là: Đến làng Tú Viên được thấy công đức bồi tụ bền vững; Rời tổng Xuân Lâm chúc dòng họ phát đạt).