Trang chủ
Về trang trước
0
  • Chọn tìm hiểu mối quan hệ
PHẢ ĐỒ DÒNG HỌ XEM THEO:    Danh sách  Cây gia phả
THÔNG TIN VỀ Nhà cách Mạng Nguyễn Sỹ Sách (thuộc đời thứ 10)
Tổng cùng đời với Nhà cách Mạng Nguyễn Sỹ Sách (thuộc đời thứ 10) : 217 người (78 mất) 197 Nam 20 Nữ
Lúc còn sống thường trú tại:               
Nhà cách Mạng Nguyễn Sỹ Sách (thuộc đời thứ 10) là Con thứ 1 của Tú tài Nguyễn Sỹ Giản (thuộc đời thứ 9) . Các đời liền trước: ông Nguyễn Sỹ Khanh (thuộc đời thứ 8), cố Nguyễn Sỹ Ấn (Phó Bảng) (thuộc đời thứ 7), can Nguyễn Sỹ Chấn [Can Cụ] (thuộc đời thứ 6)
Trong đó:
     - Tú tài Nguyễn Sỹ Giản (thuộc đời thứ 9) là con của Nguyễn Sỹ Khanh (thuộc đời thứ 8)
     - Nguyễn Sỹ Khanh (thuộc đời thứ 8) là con của Nguyễn Sỹ Ấn (Phó Bảng) (thuộc đời thứ 7)
     - Nguyễn Sỹ Ấn (Phó Bảng) (thuộc đời thứ 7) là con của Nguyễn Sỹ Chấn [Can Cụ] (thuộc đời thứ 6)
 Họ và tên  Nhà cách Mạng Nguyễn Sỹ Sách (thuộc đời thứ 10)
 Tên tự (hiệu/thụy)  
 Giới tính  Nam
 Thuộc đời thứ  X
 Là Con thứ  1 trong gia đình
 Số điện thoại  
 Đơn vị công tác  
 Nghề nghiệp  
 Tình trạng  Đã mất
 Năm sinh  20/01/1905
 Trình độ học vấn  
 Học vị, học hàm  
 Năm mất  19/12/1929
 Hưởng thọ  
 An táng tại  
THỨ  HỌ TÊN VỢ / CHỒNG NĂM SINH TÌNH TRẠNG
CON THỨ  HỌ TÊN CÁC CON NĂM SINH TÌNH TRẠNG
Tiểu sử, Sự nghiệp, Công đức, Ghi chú

Đồng chí Nguyễn Sỹ Sách (bí danh Kiếm Phong) là con trai đầu lòng của ông bà cụ Tú tài Nguyễn Sỹ Giản, quê quán thôn Tú Viên, xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương. Với tố chất thông minh, am tường cả Hán văn và Pháp ngữ, năm 11 tuổi, ông đã đỗ đầu kỳ thi yếu lược, 13 tuổi đỗ lần thứ 2 kỳ thi tiểu học, 17 tuổi đỗ đầu bằng Thành chung trường Quốc học Vinh.

Tốt nghiệp loại xuất sắc, Nguyễn Sỹ Sách từ chối con đường “nhung lụa” mà thực dân Pháp đã trải sẵn, ông quyết tham gia hoạt động cách mạng. Tháng 7/1925, ông gia nhập hội Phục Việt – một tổ chức cách mạng tập hợp nhiều tri thức yêu nước. Tháng 8/1927, ông sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp học chính trị đặc biệt do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Về nước, ông được bầu làm Bí thư xứ ủy Trung kỳ - Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Với cương vị và trọng trách đó ông đã đi nhiều nơi, chỉ đạo và xây dựng việc phát triển hội; dịch sách báo tiến bộ, biên soạn, in ấn tài liệu bồi dưỡng lý luận cho cán bộ, hội viên; vận động, thống nhất các tổ chức cộng sản. Do đó, mật thám Pháp theo dõi, bủa vây ông từng bước. Ngày 28/7/1929, ông bị giặc bắt, kết án khổ sai chung thân, đày đi nhà tù Lao Bảo. Đến ngày 19/12/1929, trong khi lãnh đạo anh em tù chính trị đấu tranh, ông đã bị giặc Pháp sát hại. Trước sự hy sinh anh dũng đó, ngày 18/1/1930, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thông tri cho toàn thể hội tổ chức truy điệu ông. 

 

Đánh giá công lao của Liệt sỹ Nguyễn Sỹ Sách, Đảng và nhà nước đã truy tặng ông Bằng Tổ quốc ghi công và công nhận Nhà thờ đồng chí là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.