Trang chủ
Về trang trước
0
  • Chọn tìm hiểu mối quan hệ
PHẢ ĐỒ DÒNG HỌ XEM THEO:    Danh sách  Cây gia phả
THÔNG TIN VỀ Nguyễn Sỹ Mãi (thuộc đời thứ 11)
Tổng cùng đời với Nguyễn Sỹ Mãi (thuộc đời thứ 11) : 352 người (43 mất) 317 Nam 35 Nữ
Lúc còn sống thường trú tại:                Xóm 2, xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Nguyễn Sỹ Mãi (thuộc đời thứ 11) là Con thứ 1 của Nguyễn Sỹ Triêm (thuộc đời thứ 10) . Các đời liền trước: ông Nguyễn Sỹ Lương (thuộc đời thứ 9), cố Nguyễn Sỹ Hòa (thuộc đời thứ 8), can Nguyễn Sỹ Xuân [Can Định] tự là Nguyễn Sỹ Điếu (thuộc đời thứ 7)
Trong đó:
     - Nguyễn Sỹ Triêm (thuộc đời thứ 10) là con của Nguyễn Sỹ Lương (thuộc đời thứ 9)
     - Nguyễn Sỹ Lương (thuộc đời thứ 9) là con của Nguyễn Sỹ Hòa (thuộc đời thứ 8)
     - Nguyễn Sỹ Hòa (thuộc đời thứ 8) là con của Nguyễn Sỹ Xuân [Can Định] tự là Nguyễn Sỹ Điếu (thuộc đời thứ 7)
 Họ và tên  Nguyễn Sỹ Mãi (thuộc đời thứ 11)
 Tên tự (hiệu/thụy)  
 Giới tính  Nam
 Thuộc đời thứ  XI
 Là Con thứ  1 trong gia đình
 Số điện thoại  
 Đơn vị công tác  
 Nghề nghiệp  
 Tình trạng  Đã mất
 Năm sinh  1941
 Trình độ học vấn  
 Học vị, học hàm  
 Năm mất  14/3/2023
 Hưởng thọ  83 tuổi
 An táng tại  Nghĩa trang Thòi Lòi
THỨ  HỌ TÊN VỢ / CHỒNG NĂM SINH TÌNH TRẠNG
CON THỨ  HỌ TÊN CÁC CON NĂM SINH TÌNH TRẠNG
1 Nguyễn Sỹ Tiến Không rõ Còn sống
2 Nguyễn Sỹ Tăng Không rõ Còn sống
3 Nguyễn Sỹ Toàn Không rõ Còn sống
4 Nguyễn Sỹ Thắng Không rõ Còn sống
Tiểu sử, Sự nghiệp, Công đức, Ghi chú

 Tóm tắt tiểu sử ông Nguyễn Sỹ Mãi

- Sinh năm: 1941

- Nguyên quán: Tú viên - Thanh Lương - Thanh Chương - Nghệ An.

- Thường trú tại: Xóm 2, xã Thanh Lương, Thanh Chương, Nghệ An.

- Đã tạ thế vào hồi: 05 giờ 05 phút ngày 14  tháng 3 năm 2023 (tức ngày 23 tháng 2 năm Quý Mão).

- Hưởng thọ: 83 tuổi.

- Viết về ông Nguyễn Sỹ Mãi, ngày 18/8/2022 ông Nguyễn Sỹ Lan đã có bài viết: Tại đây.

 

Trong đó, ông Nguyễn Sỹ Lan đã chia sẻ:

"Về ông Nguyễn Sỹ Mãi (ông Mại) - Tộc trưởng Chi can Xuân hiện nay: Ông Mại và ông Lan cùng học với nhau lớp 5 ở Thanh Yên, lớp 7 ở Nguyệt Bổng, là bạn học thân thiết, là quan hệ gần gũi dòng họ.

Ông Lan hiểu nhiều về ông Mại và đánh giá cao những đóng góp to lớn của ông Mại cho dòng họ:

+ Công lớn nhất là làm cho Dòng họ được tặng bằng công nhận Di tích lịch sử quốc gia. Cụ thể là tìm người dịch gia phả (Thầy Hoàng Nghĩa Quán – Giảng viên Hán Nôm của Đại học sư phạm Vinh), quan hệ với Bảo tàng, Sở văn hóa, huyện để được vào kiểm kê di tích, tham mưu lập hội đồng để làm hồ sơ và họp xét duyệt hồ sơ (nhiều công đoạn ông Mại có vai trò tổ chức, kết nối).

+ Làm các giải trình, thu thập tư liệu và tham mưu để xã vào cuộc. Đi nhiều nơi (Sài Gòn, Hà Nội,…) để xin con cháu thêm kinh phí. Giai đoạn này 1995-1997 thì đây là những việc làm rất khó khăn.

+ Tập làm thơ để quan hệ với dân thơ ở Anh Sơn, Nam Đàn, Thanh Chương để tuyên truyền và xây dựng các tập thơ.

+ Tham gia tích cực vào việc tổ chức đón nhận bằng,…

Âm thầm chịu đựng hoặc tìm cách vượt qua các ngọn núi thử thách do khách quan đưa đến, sai sót do tự mình gây ra, sự hiểu nhầm của nhiều người. Có 2 tầm bằng này cơ bản là công đức của tổ tiên nhưng đóng góp của ông Mại rất đáng biểu dương và ghi công.

Ông Lan chưa hiểu hết các khó khăn, công sức của ông Mại nhưng vẫn rất quý ông Mại, đã tạo điều kiện để gặp nhau, làm hàng chục bài thơ đủ thể loại (thơ lục bát, đường luật, tứ tuyệt,…) để chúc mừng tuổi thọ, động viên ca ngợi và có 1 số bài thơ đã ấn hành qua các tập thơ chính quy đã xuất bản. Từ vấn để ông Hạp yên tâm tặng nhà ông Cử Lạng cho Can Xuân,…

Nay nghe tin anh Mại sức yếu, bệnh trọng, nằm viện mà không về thăm được cũng rất phân vân – mong anh ổn, lại sức thêm ít năm để hưởng thành quả và tiếp tục đóng góp cho dòng họ."