Nguyễn Sỹ Xung
Nguyễn Sỹ Xung(1740-1826) quê ở xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông từng phục vụ trong quân ngũ thời Hậu Lê đời vua Lê Hiến Tông. Về sau khi Nguyễn Huệ kéo quân ra bắc diệt quân Thanh, ông gia nhập quân Tây Sơn được trọng dụng và được phong tước Tình Nghĩa hầu.
Tiểu sử
Gia phả họ Nguyễn Sỹ chép rằng: Vào thời Hậu Lê thời vua Lê Hiển Tông, Nguyễn Sỹ Xung đi lính lập được công lao và được phong hiệu là "Tráng tiết tướng quân Phó thiên hộ chức". Ông phục vụ trong quân đội nhà Hậu Lê 18 năm, từ năm 1762- 1780, được phong hai đạo sắc phong vào năm Mậu Ngọ 1784.
Vào cuối đời Hậu Lê chính trị rối ren, khi Lê Chiêu Thống nối ngôi, rước quân Thanh sang xâm lược nước ta ông bỏ quan về quê.
Năm 1787, khi quân Tây Sơn tiến ra Bắc, trên đường đi qua Nghệ An dừng lại để chiêu mộ thêm binh tướng, ông gia nhập và chiêu binh cho nhà Tây Sơn.
Năm 1789 ông được vua Tây Sơn Thái Đức Nguyễn Nhạc sắc phong vì ứng nghĩa tham gia quân Tây Sơn ra Bắc Hà diệt quân Thanh.
Sau chiến thắng Kỷ Dậu năm 1789 ông được chính Quang Trung Nguyễn Huệ ban sắc khen ngợi vì có công vận tải quân lương cho quân đội.
Năm 1792, Quang Trung Hoàng đế ban sắc cho ông là Trung tả cơ phó chiến, anh dũng tướng quân chức Trung úy, tước Tình Nghĩa hầu.
Khi nhà Tây Sơn bị Gia Long diệt, Nguyễn Sỹ Xung lánh ở ẩn ở vùng núi Quảng Nam, bốn năm sau mới về nhà.
Ông có các con trai là:
Nguyễn Sỹ Khâm - Tú tài khoa Ất Dậu(1825) năm Minh Mạng thứ 6
Nguyễn Sỹ Điếu - Tú tài khoa Tân Mão(1831) năm Minh Mạng thứ 12
Nguyễn Sỹ Quyển - Biền binh thư lại trong quân đội Tây Sơn
Theo truyền miệng của các cụ cao niên trong dòng họ Nguyễn Sỹ. Nguyễn Sỹ Xung là người góp mưu cho Nguyễn Huệ trong việc chuyển quân nhanh ra Thăng Long. Chính vì điều này mà Quang Trung Nguyễn Huệ, sau chiến thắng Kỷ Dậu đã ban sắc tặng khen ngợi ông về việc tải dực quân lương.
Theo Gia phả chép:
Đời thứ 6 trưởng chi gọi là Cố Lãng, húy là Xung, tự là Nguyễn Sỹ Tình, con trai trưởng của Can Mậu, thọ trên 70 tuổi. Giỗ ngày mồng 4 tháng 10.
Bà là Cố Lãng, húy là Nguyễn Thị Luân (theo ghi chép của tổ phụ, bà cố Lãng là thị Luân), giỗ ngày 25 tháng 2.
Thụy viết: “Tổ khảo tiền Lê triều tráng tiết tướng quân phó thiên hộ chức Tình Nghĩa hầu, thụy ôn trực phủ quân, tổ tỷ tiền Lê triều tráng tiết tướng quân thiên hộ chức Nguyễn Công Chính thất Nguyễn Thị Hạng Nhất từ Mẫu nhũ nhân.
Sinh hạ được 5 người con trai là Hội, Lục, Dũng, Chế, Phù đều sống thọ, và 4 gái trưởng thành gia thất, con cháu đông đúc.
Bà hai người Nam Kỳ, sinh con trai đặt tên là Giai, bà thích đó đây ca hát rồi mất không về nhà.
Trưởng nam Húy là Hội, tự là Nguyễn Sỹ Khâm, tú tài khoa Ất Dậu đời Minh Mệnh, thọ 73 tuổi gọi là Can đồ.
Trai thứ 2 húy là Lục, tự là Nguyễn Sỹ Điếu, tú tài khoa Tân Mão đời Minh Mệnh, thọ 86 tuổi, gọi là Can Xuân.
Trai thứ ba húy là Dạng, tự là Nguyến Sỹ Quyến, làm thư lại biện binh về hưu, thọ 78 tuổi gọi là Can Nhơn.
Trai thứ 4 húy là Chế, tự là Nguyễn Sỹ Toàn, thọ 73 tuổi, gọi là Can Chung (tức Can Lình).
Trai thứ 5 húy là Phù, tự là Nguyễn Sỹ Nghĩa thọ 60 tuổi, gọi là Can Sòng.
Nghe chú bác thuật lại thì Cố Lãng là con trai đầu của Can Mậu, tính tình dung cảm, đi lính lập được công, được Vua Cản Hưng triều Lê sắc phong Tráng tiết tướng quân phó thiên hộ chức. Gặp quân Tây Sơn có lệnh hiệp đồng Vua Quang Trung ra Bắc đánh quân Mãn Thanh lấy lại Thăng Long. Về sau quân Tây Sơn thất thủ, Nhà Nguyễn chiếm ngôi tru di tam tộc. Ông Lãng phải ẩn náu ở rừng Quảng Nam – Quảng Ngãi, lưu lạc bốn năm sau mới về. Thọ trên 70 tuổi.
Sắc này vẫn còn hai đạo năm Cảnh Hưng thứ 44 triều Lê. Một đạo đời Thái Đức Nguyễn Nhạc, hai đạo đời Quang Trung.
Phụng sao các đạo sắc như sau:
1. Đạo thứ 1: Sắc cho Nguyễn Sỹ Xung, người xã Hoa Lâm huyện Nam Đường, là ưu binh của thị hầu nội khuông hữu dội, năm Nhâm Dần đã có công phò rập cùng với ba quân nội ngoại, dáng thăng chức nhị thứ, làm Đội trưởng bách hộ chức, phong trật là phân lực tướng quân. Nay hiệu lệnh tu tráng sĩ bách hộ hạ trật, Nay sắc.
Ngày 26 tháng 2 năm Cảnh Hưng 44.
2. Đạo thứ 2:
+ Sắc cho Nguyễn Sỹ Xung xã Hoa Lâm huyện Nam Đường, chức bách hộ, là ưu binh thị hầu nội khuông hữu dội, năm Nhâm Dần đã cùng với ba quân phò rập tư vương có công, đã được phê chuẩn thăng chức hai lần, thưởng 1 lần, nay thăng phó thiên hộ chức, xứng đáng gọi là “Tráng liệt tướng quân” hiệu lện tư thứ kim tráng sỹ thiết kỵ phó thiên hộ trung liệt. Nay sắc.
Ngày 26 tháng 2 năm Cảnh Hưng thứ 44 – 1744.
+ Đạo thứ ba: Sắc thưởng cho Nguyễn Sỹ Xung, người xã Hoa Lâm huyện Nam Đường. Trước đã giữ chức hữu tào, có nhiều tài năng giỏi có khả năng hòa đàm với đối phương, buộc đối phương ra đầu hang không cần mang quân ra đánh. Được Nhà Vua và các tướng sỹ binh linh hoan nghênh khâm phục.
Nay thưởng sắc.
Thái Đức – ngày 10 tháng 11 năm 1773
(Thái Đức năm thứ năm).
+ Đạo sắc thứ tư của Vua Quang Trung thưởng năm Kỷ Dậu 1789 đã tham gia đại phá quân Mãn Thanh tại gò Đống Đa thành Thăng Long.
(Do giấy bản rất mỏng lâu ngày đã tự vụn nát, nay không còn nữa).
+ Đạo sắc thứ năm của Vua Quang Trung thưởng:
Sắc thưởng cho Nguyễn Sỹ Xung, xã Hoa Lâm, huyện Nam Đường, phủ Anh Sơn. Chức vụ Trung tướng phó chiến dã theo Vua giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng: Tập trung huy động quân lính luyện tập giỏi, tài năng tổ chức hành quân, chỉ huy đánh anh dũng, có uy tín trong quân đội. Là vĩ tướng trung khiết dung cảm. Nay phong chức tráng tiết tướng quân. Tái thưởng sắc.
(Quang Trung năm thứ 5 – ngày 5 tháng 10 năm 1792).