Trang chủ
Về trang trước
0
  • Chọn tìm hiểu mối quan hệ
PHẢ ĐỒ DÒNG HỌ XEM THEO:    Danh sách  Cây gia phả
THÔNG TIN VỀ Nguyễn Sỹ Lạng (Thầy Cử Lạng, húy là Nguyễn Thúc Hoằng) (thuộc đời thứ 7)
Tổng cùng đời với Nguyễn Sỹ Lạng (Thầy Cử Lạng, húy là Nguyễn Thúc Hoằng) (thuộc đời thứ 7) : 39 người (39 mất) 34 Nam 5 Nữ
Lúc còn sống thường trú tại:               
Nguyễn Sỹ Lạng (Thầy Cử Lạng, húy là Nguyễn Thúc Hoằng) (thuộc đời thứ 7) là Con thứ 9 của Nguyễn Sỹ Chấn [Can Cụ] (thuộc đời thứ 6) . Các đời liền trước: ông Nguyễn Sỹ Sắc [Can Trị] (thuộc đời thứ 5), cố Nguyễn Sỹ Thường [Can Thờng] (thuộc đời thứ 4), can Nguyễn Sỹ Hoạch [Can Hoặc] (thuộc đời thứ 3)
Trong đó:
     - Nguyễn Sỹ Chấn [Can Cụ] (thuộc đời thứ 6) là con của Nguyễn Sỹ Sắc [Can Trị] (thuộc đời thứ 5)
     - Nguyễn Sỹ Sắc [Can Trị] (thuộc đời thứ 5) là con của Nguyễn Sỹ Thường [Can Thờng] (thuộc đời thứ 4)
     - Nguyễn Sỹ Thường [Can Thờng] (thuộc đời thứ 4) là con của Nguyễn Sỹ Hoạch [Can Hoặc] (thuộc đời thứ 3)
 Họ và tên  Nguyễn Sỹ Lạng (Thầy Cử Lạng, húy là Nguyễn Thúc Hoằng) (thuộc đời thứ 7)
 Tên tự (hiệu/thụy)  
 Giới tính  Nam
 Thuộc đời thứ  VII
 Là Con thứ  9 trong gia đình
 Số điện thoại  
 Đơn vị công tác  
 Nghề nghiệp  Nhà giáo
 Tình trạng  Đã mất
 Năm sinh  1832
 Trình độ học vấn  
 Học vị, học hàm  Cử nhân (xưa)
 Năm mất  1903
 Hưởng thọ  
 An táng tại  An táng tại Thòi Lòi, Thanh Lương, Thanh Chương, Nghệ An
THỨ  HỌ TÊN VỢ / CHỒNG NĂM SINH TÌNH TRẠNG
1 Nguyễn Thị Hưu (chính thất) Đã mất
1 Nguyễn Thị Thiệu (kế thất) Đã mất
CON THỨ  HỌ TÊN CÁC CON NĂM SINH TÌNH TRẠNG
1 Nguyễn Sỹ Thanh (còn gọi là ông nho Thên) 1888 Đã mất
2 Nguyễn Sỹ Diệu [Liệt Sỹ] 1893 Đã mất
Tiểu sử, Sự nghiệp, Công đức, Ghi chú

Cử nhân Nguyễn Sỹ Lạng

(1832-1903)

Ông thuộc đời thứ 7 – Họ Nguyễn Sỹ, làng Tú Viên, Thanh Lương, Thanh Chương, Nghệ An.

Húy là: Nguyễn Thúc Hoằng – Hiệu Độn Am, là con trai Can Cụ Nguyễn Sỹ Chấn.

Ông thông minh, khí khái, đức độ, tính tình ôn nghị, thích đọc sách, làu kinh sử, tinh thông y thuật, địa lý, thường xem bệnh cứu người nhưng không lấy bốc thuốc làm nghề, chỉ lấy việc dạy học làm vui, hòa mục với họ hàng, nghiêm nghị với gia đình - Xuất thân trong gia đình khoa bảng. Anh trai ông Nguyễn Sỹ Ấn đỗ Phó bảng làm quan Hàn Lâm viện thị giảng. Sau nhiều khoa Tú tài (các khoa thi Hương Đinh Mão - Tự Đức 20 (1867); Ân khoa Mậu Thìn - Tự Đức 21 (1868)), ông đỗ Cử nhân Khoa Canh Ngọ - Tự Đức 23 (1870), Khoa này lấy đậu 21 cử nhân, quan Chủ khảo là Tế tửu Quốc Tử Giám Đỗ Phát và Phó Chủ khảo là Án sát Thanh Hóa Trần Văn Chuẩn. Cử nhân Nguyễn Sỹ Lạng không đi làm quan mà ở nhà mở trường dạy học. Trong số những học trò của ông có Phan Bội Châu là xuất sắc nhất, từng thi đậu Đầu xứ và Giải nguyên khoa Canh Tý - Thành Thái 12 (1900).

Tuy đỗ đạt cao nhưng ông không ra làm quan mà mở trường dạy học. Sách “Khoa bảng Nghệ An” và nhiều tài liệu khác đã viết ông là nhà giao uyên bác, mẫu mực.

Ông đã tham gia đào tạo nhiều nhà khoa bảng như Giải nguyên Phan Bội Châu, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Tiến sỹ Nguyễn Đình Điển,… Các môn sinh thành đạt đã kính bái ông nhiều câu đối, trướng, hoành phi,…

Ông là sỹ phu phong trào Văn thân, tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp Giáp Tuất 1874.

Ông cùng bà chính thất Nguyễn Thị Hưu, bà kế thất Nguyễn Thị Thiệu sinh hạ được 4 người con. Con trai cả Nguyễn Sỹ Thiên đỗ tam trường là nhà nho, thầy thuốc. Trai út Nguyễn Sỹ Diệu là Đảng viên Đảng CS Đông Dương – Liệt sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh.

Các thế hệ hậu duệ phát triển, hiền thảo, nhiều người thành đạt như cháu đích tông Nguyễn Sỹ Hạp, cháu nội Nguyễn Sỹ Dương đều là Vụ trưởng. Chắt đích tôn Nguyễn Sỹ Hồng tham tán chính trị Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc. Nhiều cháu, chắt nội ngoại là tiến sỹ, thạc sỹ,…

Ông có công lớn gây dựng truyền thống, nền nếp gia phong dòng họ, chủ trì biên soạn gia phảm dựng lập bia đá,…

Ông để lại phúc lộc và gương sáng cho muôn đời con cháu.

 

Dòng họ Nguyễn Sỹ đã có công rất lớn đào tạo được nhiều nhà khoa bảng xứ Nghệ, trong đó đáng kính trọng là thầy Cử Lạng. Nguyễn Sỹ Lạng, sau đổi tên là Nguyễn Thúc Hoằng (1832 - 1903), em trai của Phó bảng Nguyễn Sỹ ấn.

Ông thi đậu Tú tài các khoa thi Hương Đinh Mão - Tự Đức 20 (1867); Ân khoa Mậu Thìn - Tự Đức 21 (1868). Đến khoa Canh Ngọ - Tự Đức 23 (1870), ông thi đậu Cử nhân. Khoa này lấy đậu 21 cử nhân, quan Chủ khảo là Tế tửu Quốc Tử Giám Đỗ Phát và Phó Chủ khảo là Án sát Thanh Hóa Trần Văn Chuẩn. Cử nhân Nguyễn Sỹ Lạng không đi làm quan mà ở nhà mở trường dạy học. Trong số những học trò của ông có Phan Bội Châu là xuất sắc nhất, từng thi đậu Đầu xứ và Giải nguyên khoa Canh Tý - Thành Thái 12 (1900).

Họ Nguyễn Sỹ Thanh Lương còn có công tạo tác cho người con rể phó bảng Nguyễn Sỹ ấn là Nguyễn Đình Điển thi đậu Tiến sĩ. Nguyễn Đình Điển (1860 - ?), người xã Xuân Hồ, nay thuộc xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, học trò của cụ Cử Lạng và Phó bảng Sỹ Ấn, thi đậu Cử nhân năm 1900, thi đậu Tiến sĩ khoa Tân Sửu - Thành Thái 13 (1901) (cùng khoa với Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc), làm quan đến Lang trung bộ Học, thăng Quang lộc tự khanh. Phó bảng Nguyễn Sỹ ấn và Cử nhân Nguyễn Sỹ Lạng là con của Nguyễn Sỹ Chấn (1784 - 1844) gọi là Can Cụ, tính tình ôn nghị, thích đọc sách, làu kinh sử, tinh thông y thuật, địa lý, thường xem bệnh cứu người nhưng không lấy bốc thuốc làm nghề, chỉ lấy việc dạy học làm vui, hòa mục với họ hàng, nghiêm nghị với gia đình.