Di tích nhà thờ họ Nguyễn Sỹ - Địa điểm hoạt động của các cấp bộ Đảng thời kỳ 1930-1931
DI TÍCH NHÀ THỜ HỌ NGUYỄN SỸ
ĐỊA ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CẤP BỘ ĐẢNG THỜI KỲ 1930- 1931
--------------------------------
Xã Thanh Lương- huyện Thanh Chương- Nghệ An
I. TÊN GỌI:
Nhà thờ Nguyễn Sỹ thuộc làng Tú Viên, xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Trong gia phả Họ Nguyễn Sỹ ghi rằng: Nhà thờ họ Nguyễn Sỹ nằm trên đỉnh đồi cồn lim thoai thoải, có nhiều cây lim mọc dày đặc. Nhà thờ thờ các vị tiên tổ có công lập làng Tú Viên.
II. ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ DI TÍCH, ĐƯỜNG ĐI ĐẾN
Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ nằm giữa trung tâm làng Tú Viên, tổng Xuân Lâm (nay là xã Thanh Lương). Dân số hiện nay có 5.600 người, diện tích 870 ha.
Xã Thanh Lương phía Bắc giáp Nam Nghĩa, Nam Hưng, Nam Đàn
- Phía Nam giáp sông Lam
- Phía Đông giáp xã Thanh Khai.
- Phía Tây giáp xã Thanh Dương.
Xã Thanh Lương trước đây rất nghèo, dân cư sống chủ yếu là nghề nông nghiệp, ngoài ra còn có nghề phụ như đan lát, làm gạch, ngói, mộc, … cổ truyền vv…Ngày nay, trong cơ chế kinh tế thị trường, đời sống nhân dân khá hơn, chăn nuôi phát triển, hoa màu đạt sản lượng cao.
Di tích nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ hàng năm chịu sự tác động trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng nóng, mưa to, bão lớn. Tuy vậy, phong cảnh thiên nhiên ở đây hữu tình, không khí trong lành, có dòng sông Lam uốn lượn tạo nên cảnh quan đẹp đẽ.
Di tích cách thành phố Vinh 28km về hướng Đông, cách huyện lỵ Thanh Chương 15km. Từ thành phố Vinh đi theo đường quốc lộ 46 rẽ hướng Tây Nam theo đường lên xã (nay là đường Nguyễn Sỹ Sách … là di tích nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ.
III. SỰ KIỆN NHÂN VẬT LỊCH SỬ
1. Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ và xã Thanh Lương trước năm 1930.
Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ nằm trong xã Thanh Lương. Một địa phương có nhiều làng: làng Tú Viên, 1 nửa làng Xuân Bảng, làng Kẻ Trèm (xã Thanh Khai mới nhập).
Tuy khó khăn vất vả nhưng xã Thanh Lương từ xưa đã có truyền thống yêu nước và khoa bảng. Trong xã có 6 dòng Họ: Họ Nguyễn Sỹ, Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng, Nguyễn Đình, Nguyễn Công, Phan Văn…thì Họ Nguyễn Sỹ nổi tiếng bậc nhất trong vùng này.
Theo gia phả của dòng Họ Nguyễn Sỹ để lại: Ở đây có nhiều người tham gia phong trào yêu nước và đóng góp nhiều công sức nhằm xây dựng quê hương giàu đẹp. Về khoa cử thời trước có:
- 1 Phó bảng: Nguyễn Sỹ Ấn đậu khóa Giáp Thìn năm 1844
- 1 Tiến sĩ: Nguyễn Đình Điểu con rể Phó bảng Nguyễn Sỹ Ấn đậu khoa thi Hội Tân Sửu năm 1901
- 1 Cử nhân: Nguyễn Sỹ Lạng đậu khoa Canh Ngọ năm 1870.
- 4 Tú tài: Tú tài Nguyễn Sỹ Giản(1876-1952) đậu năm 1900; Tú tài Nguyễn Sỹ Triện(1879-1948); Tú tài Nguyễn Sỹ Duân(1884-?); Tú tài Nguyễn Sỹ Trâm(1887-1956);
- 7 Tam trưởng
- 9 người đậu Diplomme
- 11 người đậu sơ Học yếu lược vv….
Đã tham gia trong mọi lĩnh vực quân sự- chính trị- kinh tế- văn hóa xã hội.
- Nhiều anh hùng hào kiệt như: danh tướng Nguyễn Sỹ Xung, Nguyễn Sỹ Quyển, Nguyễn Sỹ Biểu, Nguyễn Sỹ Viên.
Đây cũng là nơi hội tụ của giới sĩ phu trong tổng và huyện Thanh Chương trong phong trào yêu nước cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Nhà thờ Nguyễn Sỹ được xây dựng từ năm 1600 đến nay đã gần 400 năm. Nhà thờ thờ cụ tiên tổ Nguyễn Sỹ Tích quê ở làng Thọ Hạc- Huyện Đông Sơn- tỉnh Thanh Hóa đã vào mảnh đất Hoan Châu để khai lập cơ nghiệp từ thế kỷ 16. Đây là nơi thờ tự của một dòng Họ vọng tộc nhiều đời. Phần lớn là những người trong Họ đều được học hành, có tinh thần yêu nước và có tấm lòng tiết thảo, thương dân. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, con cháu dòng Họ Nguyễn Sỹ có nhiều người làm nên sự nghiệp lớn và qua các ký thi cử nhiều người đỗ đạt cao.
Trước hết nói về danh tướng Nguyễn Sỹ Xung là một người thông minh dũng cảm mưu lược. Dưới triều đại vua Lê Hiển Tông (Cảnh Hưng 1740 - 1786) ông đã tham gia 18 năm trong quân đội triều hậu Lê (1762 – 1780). Ông là bậc trung quân ái quốc giữ chức: “ tráng tiết tướng quân phó Thiên hộ chức”. Ông Nguyễn Sỹ Xung được vua Lê Hiển Tông phong 2 đạo sắc năm Mậu Ngọ (1784) – xem hồ sơ khảo cứu có bản dịch 2 đạo sắc.
Năm 1787, phong trào Tây Sơn chuyển mục tiêu đấu tranh ra đằng ngoài lật đổ nền thống trị xây dựng gần 300 năm của Lê Trịnh và đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh. Khi quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ (Quang Trung) trên đường đi qua Nghệ Tĩnh, đều được sự ủng hộ mạnh mẽ của những người nông dân nghèo và các tầng lớp sĩ phu yêu nước. Họ đã trở thành những tướng lĩnh của đội quân “áo vải” mà tên tuổi và công lao còn sống mãi với quê hương như: Nguyễn Thiếp, Ngô Quang Sở. Lê Quốc Cầu, Phạm Chinh, Nguyễn Sỹ Xung vv… Ông Nguyễn Sỹ Xung là một tướng giỏi được Quang Trung chọn làm ưu binh cận thần. Ông cùng các thủ lĩnh đã đứng ra tuyển mộ thêm quân sĩ ở các làng Tú Viên, Xuân Bảng, Xuân Dương, Xuân Trường – Võ Liệt và các xã lân cận trong vùng huyện Thanh Chương, Nam Đàn. Họ tham gia khởi nghĩa, lấy chân núi Đại Huệ (Nam Đàn) làm căn cứ luyện tập.
Cuộc hành quân từ Phù Thạch ra Ngọc Hồi chỉ trong vòng 10 ngày. Ông đã góp phần cùng Nguyễn Huệ vạch ra chiến lược hành quân: Cứ 3 người 1 võng, 1 người nằm trên 2 người khiêng, khi mệt thì luân chuyển nhau. Mở màn chiến dịch đại phá 20 vạn quân Thanh tại thành Thăng Long tết Kỷ Dậu ( 1789). Đó là chiến công vĩ đại và hiển hách bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Ông Nguyễn Sỹ Xung đã được vua Quang trung thưởng 2 đạo sắc và phong” Trung công tiết chế” năm 1792( xem hồ sơ khảo cứu có bản dịch 2 đạo sắc).
Nguyễn Sỹ Quyển con trai Nguyễn Sỹ Xung cùng cộng tác binh sĩ với bố và được vua ban làm chức “ Biền binh quan thư lại” năm 1788 – 1792.
Nguyễn Sỹ Biểu em trai Nguyễn Sỹ Xung là người thông minh, giỏi võ, tính tình quả cảm, được mọi người kính nể, tin cậy. Ông được chọn làm Tổng hội Hội trường. Lúc bấy giờ trong phủ bọn lưu manh tụ tập cướp hiếp dân lành. Năm Minh Mệnh thứ 15, quan phòng Tổng đốc An Tỉnh cấp bằng tuần thám đi hạ thủ “ dẹp bọn cướp bóc ức hiếp nhân dân”. Nhờ thế dân làng được yên ổn. Với công lao đó, Nguyễn Sỹ Biểu được vua ban đạo sắc ngày 16 tháng giêng năm Minh Mạng thứ 15 ( nay đạo sắc không còn).
- Thời kỳ Pháp xâm lược:
Khi cả nước vang lên bảng cáo trạng của Hoàng Văn Thái (Nghi Lộc) và tiếng sung Giáp Tuất khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai, nhân dân trong huyện Thanh Chương đã kịp thời đứng lên ứng nghĩa.
Trong không khí kháng Pháp sôi động ấy các sĩ phu yêu nước ở Nghệ Tĩnh đã chọn nhiều địa điểm để tụ tập quân sĩ. Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ – nơi văn thân sĩ phu như: Nguyễn Hữu Chính, Trần Văn Biếng, Hà Văn Phú đã tổ chức cuộc họp thể hiện quyết tâm chống Pháp, Trong cuộc Họp này, giới văn thân vạch kế hoạch rà làng kháng chiến, hòng chặn đứng bước tiến xâm lược của kẻ thù, bảo vệ nghĩa quân Trần Tấn, Đặng Như Mai. Kế hoạch trên được nhân dân xã Thanh Lương và nhân dân trong vùng tích cực thực hiện. Ngoài ra nhân dân địa phương còn tích cực góp tiền, góp gạo tiếp tế cho nghĩa quân và nuôi dưỡng bảo vệ các văn thân sĩ phu tham gia khởi nghĩa.
- Hưởng ứng phong trào Cần Vương của cụ Phan Đình Phùng năm 1885 – 1896. Ở huyện Thanh Chương nhiều sĩ phu yêu nước tham gia tích cực như Bùi Văn Huân, Nguyễn Đình Cát, Văn Đình Nịu, Nguyễn Sỹ Lạng, Nguyễn Sỹ Vơn vv… đã đứng ra chiêu tập nghĩa binh ngày đêm luyện tập võ nghệ, phối hợp với nghĩa quân Phan Đình Phùng đánh 2 trận oanh liệt: ở vùng Cửu Hội ( Nghi Lộc), Vùng Đôn Nu (tổng Bích Hào, huyện Thanh Chương).
Nguyễn Sỹ Vơn đời thứ 8 của Họ Nguyễn Sỹ là một trong những thanh niên sốt sắng, vốn nổi tiếng võ nghệ, giỏi phi ngựa nên đã được thủ lính giao chỉ huy đội nghĩa binh đắp đập đá tại Lạch Quèn để ngăn chặn thuyền chiến của giặc ngoài biển đổ vào Quỳnh Lưu. Tiếp đó ông phi ngựa tiến quân và Cửa Hội gặp quân giặc đổ bộ lên bờ. Trong trận chiến đấu sinh tử này, ông bị thương nặng nhưng vẫn chiến đấu. Khi trận đấu kết thúc, ông phi ngựa về đến núi Mượn thì chết. Khi nghe tin ông mất, anh em dân làng vô cùng thương tiếc đưa thi hài ông về quê chôn cất. Ông hy sinh khi đời mới 26 tuổi.
2. Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ với cụ Phan Bội Châu và cụ Nguyễn Sinh Sắc- thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nói đến làng Tú Viên (xã Thanh Lương) nhân dân trong vùng rất tự hào và không quên dòng Họ Nguyễn Sỹ.
Qua các ký thi khoa bảng, dòng Họ này đều có nhiều người đỗ đạt cao như: Cụ Nguyễn Sỹ Ấn đỗ Phó bảng khóa Giáp Thìn năm 1844, Cụ Nguyễn Sỹ Lang (tức Nguyễn Thúc Hoàng) đậu Cử nhân khoa Canh Ngọ năm 1870, không ra làm quan mà về quê mở lớp dạy Học tại nhà thờ Họ mình và hội quán làng Tú Viên được nhiều thanh niên trong vùng theo Học rất đông. Nhất là con cháu Họ Nguyễn Sỹ đều đậu Cử nhân, Tú tài, Tam trường vv… như Nguyễn Sỹ Khâm, Nguyễn Sỹ Xuân, Nguyễn Sỹ Khanh, Nguyễn Sỹ Giản (thân sinh Nguyễn Sỹ Sách).
Dạy học ở quê nhà một thời gian, đến năm 1888 – 1889 cụ Cử Lạng xuống làng Đan Nhiệm (huyện Nam Đàn) tiếp tục nghề dạy Học. Cụ Phan Bội Châu được cụ Cử Lạng dạy bảo đến nơi đến chốn. Năm 1900 cụ Phan đỗ đầu thi Hương (giải Nguyên). Tháng 1 năm Tân Sửu cụ Phan lên Thanh Chương tìm bạn đồng khoa và đồng chí hướng. Cụ đã lên nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ thắp nén hương và tặng bức trướng để cảm tạ thấy Cử Lạng:
“Xuân đán giải Nguyên Phan Bội tuyển bảng Hiển môn sinh
Kính tặng thầy giáo Thúc Hoàng (tức Nguyễn Sỹ Lạng)”.
- Cụ Nguyễn Sỹ Ấn đỗ Phó bảng khoa Giáp Thìn niên hiệu thiện trị 4 năm 1844.
Đầu năm 1846 triều đình nhà Nguyễn mời ông vào kinh đô Huế bổ ông làm Hàn lâm viện Kiểm thảo, năm thiên trị 6 bổ làm Tri huyện Kim Thành, 1 năm sau lại bổ làm tri huyện Bố Thạch. Năm 31 tuổi được cử làm phúc khảo trường Hà Nội. Năm Tự Đức thứ nhất(1848) thăng làm Tri phủ Kiến Thụy (tỉnh Thái Bình) lấy vợ sinh được một người con gái độc nhất đặt tên là cô Thuy. Tự Đức năm thứ 5 Nhâm Tý (1852) Nguyễn Sỹ Ấn được mời vào kinh đô Huế thăng làm Thị giảng Hàn lâm viện.
Khoa thi Hội năm 1898 (Mậu Tuất). Nguyễn Sỹ Ấn được cử làm đồng khảo thi Đình Huế. Tại đây Nguyễn Sỹ Ấn đã gặp nhiều đông hương quyê ở huyện Nam Đàn như: Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Đình Điển vv… Thấy Nguyễn Sinh Sắc Học giỏi, có chí khí, nhưng nhà nghèo. Tiên khải Nguyễn Sỹ Ấn đã nhắc trò: “Nguyễn Sinh Sắc làng Hoàng Trù đưa vợ và các con vào kinh đô Huế để ổn bề gia thất, ta sẽ giúp mới thành đạt”.
Nghe lời thầy khuyên, Nguyễn Sinh Sắc về quê đưa bà Hoàng Thị Loan cùng 2 con trai là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung và Huế ăn Học.
Hai năm ở Huế, Nguyễn Sỹ Ấn đã giúp Nguyễn Sinh Sắc ổn định gia đình để học hành, thi đậu Phó bảng khoa Tân Sửu 1901 niên hiệu Thành Thái 13.
- Nguyễn Đình Điển (tức Nguyễn Đình Thúc) ở làng Xuân Hồ, huyện Nam Đàn đỗ Tam Giáp Tiến sĩ khoa thi Hội Tân Sửu năm 1901 cũng là bạn tri kỷ của Nguyễn Sinh Sắc.
Sau khi đậu Phó bảng, Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Đình Điểu hành hương về quê lên nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ để tỏ lòng biết ơn thầy. Tại nhà thờ Họ, Nguyễn Sinh Sắc cùng 2 con trai: Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung đã múc nước trong bể cạn để trước sân nhà Thượng Đường rửa tay rồi vào thắp nén hương và cung tiến nhà thờ Nguyễn Sỹ bức hoành phi – câu đối tạ ơn thầy:
- Hoành phi: “Thi thư Trạch”
Nghĩa là truyền thống học hành và thi cử.
- Câu đối: “Lưu Tú Viên bối công đức thụ
Hồi xuân Lâm tưởng Tử Tôn chi.
Tạm dịch:
Đến làng Tú Viên thấy công đức tổ thật to lớn
Rời Tổng Xuân Lâm chúc dòng Họ phồn thịnh
Hai chữ : “Tú Viên” đối “Xuân Lâm” là địa danh tên làng tên tổng. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã dùng lối chơi chữ
- Tiến sĩ Nguyễn Đình Điển lên nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ tạ ơn thầy và báo tổ bức Hoành phi, câu đối:
- Hoành phi: “ Đức lưu quang:
Nghĩa là công đức muôn đời tỏa sáng
- Câu đối: “ Môn thanh dục Hậu lệ thi Hương
Thế trạch khai tiêu khoa hầm phô”.
Tạm dịch:
Cửa này nổi tiếng về Học hành và thi cử
Tại vườn này thế đứng đầu khoa bảng.
Về sau cụ Phó bảng Nguyễn Sỹ Ấn gả con gái là cô Thuy cho Tiến sĩ Nguyễn Đình Điển. Chưa có con thì vợ ông mất. Bất mãn với triều đình nhà Nguyễn và chế độ thực dân đô hộ, ông bỏ làm quan vào Nam bộ tìm người bạn là Nguyễn Sinh Sắc.
Một thời gian sau, Nguyễn Sinh Sắc về quê. Đến năm 1902 ông lên làng Võ Liệt dạy Học. Hai con trai là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung cùng đi. Nhiều lần bố con Nguyễn Sinh Sắc ghé qua nhà cụ Tú tài Nguyễn Sỹ Giản thân sinh Nguyễn Sỹ Sắc và nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ nghỉ chân, viếng thăm để tỏ lòng biết ơn thầy. Tại đây ông tìm hiểu, trao đổi với các sĩ phu, cho nên cuộc sống viếng thăm luận đàm của bậc cha chú đã có ảnh hưởng không ít đến tư tưởng yêu nước của Bác Hồ thủa niên thiếu.
Khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chủ tịch) làm Chủ tịch nước, tháng 3 năm 1946 ông Nguyễn Sinh Khiêm đã lén thăm nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ và báo tin này. Đồng thời thắp nén hương bái tổ linh hồn người thầy đã dạy cha mình. Tại nhà thờ, ông làm 4 câu thơ tứ tuyệt (Hiện nay nhiều cụ sống cùng thời được chứng kiến sự việc này còn lưa truyền lại:
“ Muôn thủa công thành danh hiển đạt
Nghìn thu đức sáng Họ phồn vinh
Nối nghiệp tổ tiên truyền cẩm tú
Noi gương con cháu quyết học hành”
- Phong trào Đông Du – Duy Tân Hội của cụ Phan Bội Châu năm 1905 – 1910.
Cụ Phan Bội Châu lên Thanh Chương cũng sĩ phu tiến bộ để thăm dò địa thế và chọn nhân tài. Tại huyện nhà, nhiều sĩ phu yêu nước đã tham gia phong trào tích cực như Đặng Thúc Hứa, Đội Quyên, Đội Phẩm, Đinh Văn Nịu, Lê Quý, Lê Văn Ngạn, Nguyễn Quang Cu vv…xã Thanh Lương lúc bấy giờ là một trong những địa bàn hoạt động mạnh. Hội đã chọn nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ và đền Cả làm nơi tập trung thanh niên trí thức đàm đạo việc nước. Đọc thơ văn của cụ Phan Bội Châu: “Hải ngoại huyết tâm thư”. “ Việt Nam vong quốc sử”. Trò “ Trưng Trắc, Trưng Nhị” và tác phẩm “Thanh khí tương cầu” của Tông Quang Phiệt. Vv… cùng những bức hoành phi của cụ Phan Bội Châu, câu đối của cụ Nguyễn Sinh Sắc được lưu giữ trong nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ đã khơi dậy tâm huyết của mỗi một con người. Ngoài ra các thanh niên yêu nước còn quyên góp tiền cho Hội hoạt động cách mạng.
Tính từ năm 1925 – 1928 cả huyện Thanh Chương có 19 thanh niên xuất dương thì xã Thanh Lương có Nguyễn Sỹ Sách là đời thứ 10 của dòng Họ Nguyễn Sỹ được lựa chọn đi dự lớp huấn luyện về chủ nghĩa Mác Lê Nin do Tổng bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội mở. Người trực tiếp lên lớp là Nguyễn Ái Quốc. Sau về nước là Bí thư kỳ bộ Việt Nam thanh niên cách mạng (VNTNCM) đông chí Hội năm 1927.
3. Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ gắn với cuộc đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Sỹ Sách – một chiến sĩ kiên cường bất khuất của VNTNVM đồng chí Hội.
Trước khi đi và những sự kiên lịch sử gắn liền với nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ, chúng tôi xin nêu một vài nét về ngôi nhà thờ - nơi đã gắn liền với cuộc đời về những hoạt độngcủa đồng chí Nguyễn Sỹ Sách – một chiến sĩ kiên cường bất khuất của VNTNCM đồng chí Hội.
Nguyễn Sỹ Sách là con cháu của dòng Họ Nguyễn Sỹ thuộc đời thứ 10 ở làng Tú Viên (Thanh Lương). Lúc bấy giờ quê anh có tiếng cứng đầu. Thân sinh của anh là Nguyễn Sỹ Giản – một nhà nho nghèo tính tình bộc trực, khảng khái, không chịu cảnh áp bức hách dịch của bọn chức dịch làng, xã, và không chịu uy vũ cường quyền, hai lần đi dự thi Hương chỉ đỗ Tú tài. Ông ở nhà mở trường dạy học.
Nguyễn Sỹ Sách biệt hiệu Kiếm phong, là con trai của cụ Tú Giản. Sinh năm 1905, ra đời dưới thời cai trị của thực dân Pháp, phải chịu 1 cổ 2 tròng nên Nguyễn Sỹ Sách đã mang sẵn trong mình dòng máu bất khuất kiên cường và truyền thống tất đẹp nhiều đời của dòng Họ Nguyễn Sỹ.
Năm 17 tuổi Nguyễn Sỹ Sách đỗ bằng Thành chung, khóa đầu tiên trường Quốc Học Vinh cùng Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai đều là người cùng huyện.
Tuy sống cùng bố mẹ ở xa quê hương, nhưng hàng năm vào những ngày giỗ tết, Nguyễn Sỹ Sách thường về quê để thờ cúng tổ tiên, Là người thông minh, sống trong sự đùm bọc của bà con: nghe các bác các chú đàm đạo truyền thống nho học và yêu nước của dòng Họ, lại được cha kể thêm về các bậc anh tài trong dòng Họ. Tuổi thơ được tiếp xúc, được nghe, nhiều lần về thăm quê hương và được bố, ông nội giảng giải những bức hoành phi, câu đối của các bậc khoa bảng như giải Nguyên Phan Bội Châu, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Phó bảng Nguyễn Sỹ Ấn, Tiến sĩ Nguyễn Đình Điển, Cử nhân Nguyễn Sỹ Lạng tại nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ, Dòng Họ và nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ đã góp phần hình thành tư tưởng yêu nước và hun đúc ngọn lửa nhiệt tình của Nguyễn Sỹ Sách.
Sau khi đậu bằng Thành chung, vua Bảo Đại mời vào Huế nhận một chức quan nhưng anh không nhận. Dạy trường Quốc Học Vinh 1 năm, anh được bổ vào dạy ở trường tiểu học Pháp – Việt thị xã Hà Tĩnh. Khi vào Hà Tĩnh dạy học, anh tìm đọc sách báo tiến bộ và được tiếp thu tư tưởng các chiến sĩ cách mạng như: Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, vv… đã giúp Nguyễn Sỹ Sách sớm đi vào con đường hoạt động cách mạng.
Năm 1925, Nguyễn Sỹ Sách tham gia vào Hội Phục Việt (sau đổi thành Tân Việt cách mạng Đảng) gồm: Tôn Quang Phiệt, Trần Phú- Lê Huân vv… Một tổ chức cách mạng do các tầng lớp trí thức yêu nước sáng lập. Nhận trách nhiệm tổ chức và truyền bá tư tưởng yêu nước trong trường Học, bí mật tìm sách báo tiến bộ ở Pháp gửi sang và dịch ra tiếng Việt để tuyên truyền rộng rãi cho Học sinh, giáo viên và nhân dân. Tôn Thất Cồn- hiệu trưởng đã dò la được những hoạt động yêu nước của anh. Nhiều lần đôc Học- công sứ Hà Tĩnh gọi anh đến vừa dụ dỗ, vừa trấn áp.
Sau đó anh tìm đến gặp Cụ Phan Bội Châu ( ở Huế) vừa là người thầy, vừa là trò tri kỷ của bậc tiên khảo Học Nguyễn Sỹ. Cụ Phan tỏ thái độ đồng tình và khuyên anh “ đối với giặc nước, đấu tranh phải hết sức khôn khéo, chớ vì bực tức mà phản ứng đơn độc lẻ loi”. Đây là lời tâm sự cuối cùng của nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu với Nguyễn Sỹ Sách.
Năm 1926, anh về quê bắt liên lạc với cụ Đốc Tám, đứng ra thành lập “Hội Khuyến Học” trong làng gồm:
Nguyễn Sỹ Diệu Nguyễn Sỹ Lương
Nguyễn Sỹ Đức Nguyễn Duy Quế
Nguyễn Sỹ Đồng Ông Biền Hào
Nguyễn Sỹ Tâm Ông Bùi sàn…..
Nguyễn Sỹ Sáu
Các lớp học tại quán Tú Viên và nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ, Nguyễn Sỹ Sách đưa các bài thơ của cụ Phan bội Châu để giảng cho Học sinh. Tuổi trẻ tham gia Học ngày càng đông. Phần lớn là con cháu của dòng Học Nguyễn Sỹ. Đặc biệt Nguyễn Sỹ Sách còn lấy ý trong các bài thơ, các bức hoành phi, câu đối và những mẩu chuyện của những bậc tiền bối trong nhà thờ của lớp học làm giáo cụ thực tế nhằm khơi dậy truyền thống yêu nước đối với đông đảo thanh niên và quần chúng.
Cũng chính những tư liệu này, khi anh bị bắt giam ở nhà tù Lao Bảo, anh đã viết cuốn tiểu thuyết nói về những gương tiên liệt của dòng Họ mình.
Có thể nói Nguyễn Sỹ Sách là một trong những nhóm người cộng sản đầu tiên và sớm nhất của huyện Thanh Chương.
Giữa năm 1926, Nguyễn Sỹ Sách liên lạc với một số cán bộ VNTNCM đồng chí Hội vừa ở Quảng Châu về. Anh sang Trung Quốc gặp Nguyễn Ái Quốc. Đến Hải Phòng bị bọn mật tám theo dõi, anh đành trở về hoạt động tại Vinh.
Đến năm 1927, Nguyễn Sỹ Sách được Hội Hưng Nam cử sang Trung Quốc dự lớp tập huấn về chủ nghĩa Mác Lê Nin do tổng bộ VNTNCM đồng chí Hội mở. Người trực tiếp lên lớp là đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
Trước lúc lên đường sang Quảng Châu, anh đã về quê lên nhà thờ Họ thắp nén hương bái tổ cầu xin tổ tiên phù hộ cho anh sớm đạt được ý nguyện của mình.
Sau khi về nước, đồng chí được cử làm bí thư kỳ bộ VNTNCM đồng chí Hội ở Trung kỳ. Với cương vị đó đồng chí đã đến các tỉnh chỉ đạo việc xây dựng và phát tổ chức Hội, các tổ chức quần chúng. Đồng thời dịch sách biên soạn tài liệu bồi dưỡng lý luận cho các Hội viên. Bởi vậy chưa đầy 1 năm sau tổ chức và ảnh hưởng của Hội đã lan rộng khắp nơi.
Tháng 5 năm 1929, đồng chí Nguyễn Sỹ Sách dẫn đoàn đại biểu của tổ chức TNCM đồng chí Hội ở Trung Kỳ sang Hương Cảng dự đại hội thông qua các nghị quyết và bầu ra ban chấp hành tổng Hội. Đồng chí được bầu làm ủy viên BCH tổng hội đặc trách công tác trong nước.
Sau khi ở Hương Cảng về, đồng chí về quê thăm gia đình, lên nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ soạn thảo các văn bản tài liệu cho Đảng cả ngày lẫn đêm có khi đến 1,2 giờ sáng vẫn chưa đi nghỉ. Đồng chí làm ở đây yên tĩnh, che mắt địch và được anh em trong dòng Họ bảo vệ an toàn.
Thực hiện chủ trương của “ Hội trù bị tổ chức Đảng cộng sản” đồng chí Nguyễn Sỹ Sách liên lạc với các cơ sở ở Vinh và Thanh Chương để tổ chức ra các chi bộ cộng sản. Từ đó, ở Nghệ Tĩnh bên cạnh Kỳ bộ Trung kỳ của Đông Dương cộng sản có thêm các chi bộ cộng sản do đồng chí Nguyễn Sỹ Sách tổ chức. Kế hoạch đang được tiến hành thì ngày 21 tháng 7 năm 1929 đồng chí bị bắt. Mặc dù tra tấn hết sức dã man, đồng chí vẫn giữ vững khí tiết người cộng sản. Đến ngày 30 thang 10 năm 1929, thực dân Pháp mở phiên tòa tại thành phố Vinh kết án đồng chí tù khổ sai chung thân, đày đi nhà tù Lao Bảo. Chúng đưa đồng chí vào giam ở Lao Bảo. Ngày đêm đút chân vào cùm miệng ngậm tấm thẻ “cấm nói chuyện”. Không chịu cảnh ngục tù ấy, đồng chí cùng anh chị em trong tù bàn cách đấu tranh. Trưa ngày 19 tháng 12 năm 1929 anh em cùng thống nhất bỏ ngậm thẻ tuyên bố tuyệt thực để tố cáo tội ác của nhà tù và đòi gặp xếp lao đưa 7 yêu sách:
1. Bỏ gong cùm xiềng xích.
2. Trả về nhà lao các tỉnh.
3. Cho đọc sách báo..vv…
……..
Tên Công Bơ nhận yêu sách và bắt 3 người ở lao A tống vào xà lim, rồi đến lao B mở gọng xoa dịu. Đồng chí Sách liền quật vào mặt hắn:
“…các ông đừng mược chiêu bài “bác ái”…. Chúng tôi quyết đòi cho được 7 yêu sách”.
Trước thái độ kiên quyết của đồng chí Sách, anh em trong tù, Công Bơ lập tức sai tính dẫn đồng chí Sách vào xà lim, Đồng chí sách cùng anh em tù hô vang khẩu hiệu:
- Đả đảo khủng bố
- Đả đảo giết người
- Đi qua lao A đồng chí Sách gọi to:
- Anh em ơi! Hãy kiên trì đấu tranh đến cùng, nhất định phải đòi 7 yêu sách.
Đồng chí Sách đã nói tiếng Pháp chửi thẳng vào mặt bọn chúa ngục và bè lũ tay sai bán nước. Tên Công Bơ hốt hoảng xô đẩy đồng chí Sách. Đồng chí dùng chiếc chiếu mang theo quật vào mặt hắn. Ngay lập tức bọn tay sai đã bắn chết đồng chí vào lúc 17 giờ ngày 19 tháng 12 năm 1929. Đồng chí vừa tròn 24 tuổi.
Đồng chí Sách mất đi nhưng tinh thần chiến đấu bất khuất của đồng chí đã cổ vũ mạnh mẽ anh em trong tù tiếp tục đấu tranh cho đến ngày thắng lợi. Hằng năm, anh em lấy ngày đồng chí hy sinh, tổ chức truy điệu đồng chí. Tưởng nhớ người chiến sĩ cộng sản kiên cường đã ngã xuống trước giờ phút đấu tranh quyết liệt chống chế độ lao tù.
Khi nghe đồng chí Sách hy sinh, Tổng bộ VNTNCM đồng chí Hội ở Quảng Châu ra số báo ngày 18-1-1930 do đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi thông tri cho tất cả các đồng chí tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ Nguyễn Sỹ Sách và nêu tiểu sử hoạt động của đồng chí.
Nhân dịp Đảng cộng sản Việt Nam thành lập (3-2-1930), đồng chí Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Thiện đã thay mặt anh em tù làm câu đối ngợi ca công lao và khí phách của đồng chí Nguyễn Sỹ Sách- người bạn chiến đấu và người bạn tù chí thiết.
Tại nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ đã dành 1 chỗ trang trọng nhất để thờ phụng Nguyễn Sỹ Sách. Nhân dân và thế hệ trẻ mãi mãi tưởng niệm anh.
Trong cuốn “Tử khám tù vị thành niên” hồi ký cách mạng của nhà xuất bản Thanh niên có đoạn viết: “ Cả cuộc đời Nguyễn Sỹ Sách từ khi còn bé đến tuổi thành niên, từ khi còn là người yêu nước đến khi trở thành người cộng sản. Khi ở quê nhà và cả lúc đi xa, trong hoạt động lao tù và cả trước giờ bị bắn, cho đến ngày nay khi đã mất”. Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ đã góp phần về tư tưởng và gắn chặt cuộc đời hoạt động của anh. Như vậy khi nói về người cộng sản Nguyễn Sỹ Sách không thể tách rời vai trò và vị trí của di tích nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ.
4. Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ trong phòng trào Xô Viết Nghệ Tĩnh ở vùng hạ huyện Thanh chương
Tại huyện Thanh Chương tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng phát triển nhanh chóng trong hàng ngũ giáo chức. Học sinh các trường tiểu Học của huyện đến các làng xã như: làng Tú Viên, Xuân Bảng, Xuân Trường, Xuân Dương, Võ Liệt vv….
Từ năm 1925 – 1929 , Đảng Tân Việt Và VNTNCM đông chí Hội ở huyện Thanh Chương phát triển hoạt động khá sôi nổi, có uy tín trong quần chúng nhân dân. Chủ nghĩa Mác Lên Nin và đường cách mệnh thông qua hai tổ chức trên đã được truyền bá rộng rãi xuống các làng trong huyện. Nhân dân đấu tranh chống bị Hương Hào, chống sưu cao thuế nặng, chống phụ phu lạm bố. Riêng lang Tú Viên đã thu lại được 15 mẫu ruộng, 120 quan tiền nghĩa thương chia cho dân nghèo. Đồng thời cải cách phong tục hương thôn: Đàn ông bỏ tóc dài, cắt tóc ngắn, mặc quần dài, phụ nữ bỏ mặc váy, mặc quần và đội nón chop thay cho nón bằng vv…
Trước sự phát triển phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân, tổ chức TNCM đồng chí Hội và Đảng Tân Việt không còn phát huy được vai trò lịch sử của mình nữa. Xu hướng thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ngày một phát triển.
Trước yêu cầu của lịch sử nước nhà, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930. Tỉnh ủy Nghệ An được thành lập. Đến ngày 20-3-1930 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phân cục trung ương ở Trung kỳ, đồng chí Nguyễn Tiềm, Tông Gia Chung đại diện cho tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo thành lập huyện Đảng bộ Thanh Chương tại xã Võ Liệt gồm các đồng chí:
- Hoàng Thuyết
- Nguyễn Văn Đồng
- Nguyễn Đình Thốc
- Tôn Thị Quế
- Nguyễn Như Cầu
Đến tháng 9 năm 1930, tại nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Tiềm ( tức Quảng), Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An. Đặng Chính Kỷ, Nguyễn Hữu Bình (tức Định) tỉnh ủy viên Nghệ An, Tôn Gia Tinh, Tôn Thị Quế, Nguyễn Sỹ Đức, Nguyễn Đình Thốc đại diện cho huyện ủy, tổng ủy Xuân Lâm tiến hành hội nghị thành lập ra chi bộ Đảng, ghép Tú Viên, nửa làng Xuân Bảng, nửa làng Xuân Dương.
(Còn gọi là chi bộ Quang Trung) gồm các đồng chí:
- Nguyễn Sỹ Tâm Nguyễn Võ Sở
- Nguyễn Sỹ Diệu Nguyễn Võ Tấn
- Nguyễn Sỹ Niểu Nguyễn Võ Tỉu
- Nguyễn Sỹ Thỉu Nguyễn Văn Khươu
- Nguyễn Sỹ Tồng Bùi Văn Hai
- Nguyễn Sỹ Đệ Bùi Văn Hanh
- Nguyễn Sỹ Hươu Nguyễn Võ Kỳ
- Trần Duy Tán
Đồng chí Nguyễn Sỹ Tâm là Bí thư về sau kết nạp thêm: Nguyễn Duy Trâm, Nguyễn Sỹ Dung, Nguyễn Sỹ Lam, Nguyễn Sỹ Liễu, Nguyễn Sỹ Tư, Nguyễn Sỹ Thao, Nguyễn Duy Điền, Võ Đức Tuyển vv….Đây là một trong những chi bộ ra đời sớm của huyện Thanh Chương.
Sau khi chi bộ Đảng ra đời thì các tổ chức quần chúng như: Nông hội đỏ, Phụ nữ giải phóng, Tự vệ đỏ, Thanh niên, Hội ái hữu tương tế cũng lần lượt được thành lập.
- Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ, địa điểm hoạt động của huyện ủy tổng Xuân Lâm từ tháng 9 năm 1930 đến tháng 1-1931 để chỉ đạo phong trào Xô Viết ở vùng hạ huyện Thanh Chương.
Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ làng Tú Viên (xã Thanh Lương). Lúc bấy giờ 4 phía của nhà thờ đều có cây lim cao mọc dày đặc, um tùm, rậm rạp và được xóm làng che khuất. Chính vì vậy mà Huyện ủy tổng Xuân Lâm đã chọn nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ làm nơi liên lạc hội họp in ấn cất dấu tài liệu của Đảng trong thời kỳ 1930-1931.
Bộ phận ấn loát của Huyện, lúc đầu đóng tại làng Yên Lạc bị lộ phải chuyển sang nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ.
Bộ phận ấn loát gồm có các đồng chí:
- Phụ trách in: Tôn Thị Quế, Tôn Gia Tinh, Nguyễn Xuân Thiệng.
- Viết in: Nguyễn Sỹ Đức, Nguyễn Sỹ Tâm, Phan Văn Ngự
- Nấu thạch và phục vụ in tài liệu: Nguyễn Sỹ Hươu, Nguyễn Thị Thêm, Nguyễn Sỹ Niểu, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Duy Trâm, Nguyễn Thị Hồng ( vợ Nguyễn Sỹ Sách).
Đêm đêm trong nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ dưới ánh nến, trên chiếc mâm chè với các dụng cụ đơn sơ hàng trăm tờ truyền đơn, báo nhà quê, báo tiến lên, chỉ thị nghị quyết của Đảng được các đồng chí in ra phục vụ kịp thời cho các chi bộ Đảng cơ sở. Mỗi khi in xong, đồng chí Tâm, đồng chí Đức trao cho Nguyễn Sỹ Diệu, Nguyễn Sỹ Đệ cất dấu và tráp gỗ, bao sắc, Tủ khảm hoặc trong bệ xây để đồ thờ cúng. Ngày đêm đồng chí Nguyễn Sỹ Thỉu, Nguyễn Trọng Biếng, Nguyễn Danh Mỹ nhận từng bó truyền đơn, khẩu hiệu đi rải các ngả đường từ cầu Gang lên Dùng, vào các xã trong vùng lân cận sang chợ Rộ huyện lỵ Thanh Chương, có khi xuống tận Nam Đàn.
Canh gác bảo vệ cho bộ phận ấn loát có đồng chí Nguyễn Sỹ Thao, Bùi Văn Thứ, Nguyễn Sỹ Tòng, Nguyễn Võ Sở cùng tự vệ làng Tú Viên do đồng chí Nguyễn Sỹ Thỉu phụ trách. Một thời gian sau để tránh sự nghi ngờ của bọn mật thám, bộ phận ấn loát của Huyện ủy tổng Xuân Lâm lại chuyển đi nơi khác. Còn nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ thì vẫn là nơi liên lạc của Hội họp cất dấu tài liệu của Đảng thời kỳ Xô Viết.
Nhiều gia đình như: Nguyễn Thị Thựa, Nguyễn Sỹ Đối, Nguyễn Sỹ Dung, Nguyễn Thị Thuống, Nguyễn Thị Hồng vợ liệt sĩ Nguyễn Sỹ Sách đã giúp đỡ nuôi dưỡng che dấu các đồng chí cấp trên như: đồng chí Nguyễn Tiềm ( Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An), đồng chí Lê Xuân Đào sau là ủy viên xứ ủy Trung Kỳ, Nguyễn Chính Kỷ, Tôn Gia Chung, Tôn Thị Quế, Võ Thúc Đồng sau là tỉnh ủy viên Nghệ An, Tôn Gia Tinh, Nguyễn Đình Thốc vv… để trực tiếp chỉ đạo phong trào ở vùng Hạ huyện.
Trong thời gian cán bộ cấp trên về được bà con đã sử dụng số tiền lúa 5 mẫu Ruộng hương khói của dòng Họ để chi vào việc nuôi dưỡng cán bộ, mua sắm dụng cụ in ấn tài liệu cho Đảng trong thời gian làm việc tại nhà thờ.
Tại xã Thanh Lương dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp trên và vai trò tiên phong của chi bộ Đảng, nhiều cuộc đấu tranh của quần chúng liên tiếp nổ ra. Trong 2 năm 1930 – 1931 có 33 cuộc biểu tình từ huyện đến làng, xã đồng thời tổ chức tự vệ rải truyền đơn, treo cờ Đảng lên cây Trôi, cây Kè ở đền Cả, cây đa hội quán Tú Viên, cây xanh chợ Côn và đánh trống cả ngày đêm trong làng đê cổ vũ quần chúng đấu tranh.
Sáng 1-6-1930 tức tết Đoan Ngọ (5-5-AL), Chi bộ Đảng tổ chức gần 500 quần chúng làng Tú Viên – Xuân Bảng – Xuân Dương phối hợp các đoàn biểu tình của tổng Xuân Lâm kéo đến huyện đường đưa yêu sách đòi giảm sưu thuế v.v... Nhân dân dậy sớm tập trung tại đền Cả trống mõ liên hồi và dâng cao biểu ngữ: hoãn thuế, bỏ lệ tuần canh, xoá thuế thân, bồi thường cho những người bị bán ở Hạnh Lâm và Bến Thuỷ.
Dòng người làng dưới làng trên đứng kín cả bờ sông. Chi bộ Đảng Tú Viên và Xuân trường bố trí cho lý trường Phan Văn Lung ra bắt đò để trở dân hàng tổng qua sông. Quần chúng diễu qua Huyện đường rồi tập trung tại chợ Rộ. Tên chi huyện Phan Thanh Kỷ hoảng sợ khúm núm cúi đầu nhận bản yêu sách và hứa trình lên quan trên giải quyết.
Đây là cuộc biểu tình đầu tiên với quy mô toàn huyện giành thắng lợi. Chi bộ Đảng Tú Viên cùng toàn huyện hăng hái lao vào công tác, mở rộng các hội quần chúng, xây dựng lực lượng tự vệ lớn mạnh. Trong thôn xóm nhiều người tụ tập hát bài ca cách mạng, đọc những bài về đấu tranh, nghe những buổi diễn thuyết v.v...
Bọn địch hoảng hốt trược sự phát trên nhanh chóng của phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo. Một mặt nhượng bộ xoa dịu quần chúng, mặt khác ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng khủng bố.
Thực hiện chính sách quan nhà trị dân nhà, chúng cách chức tri huyện Phan Thanh Kỷ đưa Phan Si Phàng (người làng Võ Liệt) làm quan trong triều đình Huế về làm tri huyện Thanh Chương. Được quan này tin cậy, nó trổ tài hăm doạ và trấn áp các thân sĩ, hào lý, chức sắc, bắt lý trưởng các làng trong 10 ngày phải nộp đủ thuế bắt dân góp tre rào huyện đường, làm thêm nhà tù, đóng thêm gông cùm. Ra lệnh truy nã, bắt giam những người theo cộng sản.
Thấy rõ âm mưu của địch, xứ uỷ Trung kỳ chỉ thị cho tỉnh uỷ Nghệ An lên Thanh Chương chỉ đạo cuộc Họp bàn kế hoạch đối phó.
Ngày 25-8-1930 tại nhà thọ Họ Nguyễn Sỹ, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Tiềm (tức quảng) Bí thư tỉnh uỷ Nghệ An, các đồng chí Chính Kỷ, Tôn Gia Chung, Tôn Thị Quê, Tôn Gia Tinh, Quyền Cầu, Nguyễn Thanh Thốc, Nguyễn Sỹ Đức đại diện cho huyện uỷ, tổng uỷ cùng các chi bộ Đảng tổng Xuân Lâm, Đại Đồng, Võ Liệt v.v... Hội nghị phân tích âm mưu thủ đoạn của tri huyện Phan Si Phàng và quyết định tổ chức cuộc biểu tình quy mô rộng lớn toàn huyện. Các đồng chí lãnh đạo cử đồng chí Tôn Gia Tinh, Tôn thị Quế về phụ trách vùng tổng Xuân Lâm.
Dưới sự chỉ đạo của cấp trên, Chi bộ Đảng Tú Viên phối hợp với bộ phận an loát huyện bộ, kịp thời in ấn tài liệu của Đảng. Đồng chí Bùi Hanh, Nguyễn Duy Nga, Nguyễn Sỹ Đệ, Nguyễn Thị Thựa, Nguyễn Thị Hồng là cán bộ giao thông “chạy vỏ lá” xuống tận các cơ sở Đảng.
Đến 31 tháng 8 năm 1930, tự vệ làng Tú Viên, Xuân Dương, Xuân Bảng, Xuân Trường kéo đến phá cầu Rào Gang để cắt đứt liên lạc của địch từ Vinh lên. Bao vây trận áp tên Tổng lý Nguyễn Phùng Sướng, các chiến sĩ tự vệ, người thì treo cờ Đảng lên cây trôi, cây kè, cây đa, người rải truyên đơn trên các trục đường chính, vào cả đồn lính ở chợ Cồn. Anh em còn làm công tác vận động binh lính. Đồng chí Nguyễn Sỹ Thỉu có sáng kiến buộc ít truyền đơn vào người mèo cho chạy lung tung trong đồn để kêu gọi binh lính. Từ 1 giờ sáng ngày 1 tháng 9 năm 1930, tiếng trống dồn dập phát lệnh ở các đỉnh núi cao như: Rú Dê, ni Đền, ni Kiêng, và các làn Tú Viên, Xuân Bảng, Xuân Dương v.v... đồng chí Nguyễn Sỹ Tâm bí thư chi bộ Đảng đã mang trống chiêng của nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ cùng trống chiêng trong làng vang lên náo động giục giã lòng người cả huyện Thanh Chương, làm cho hàng ngũ hương lý hoảng hốt.
Ảnh hướng tiếng trống của xã Thanh Lương, ngày 1-9-1930 còn vang vọng đến ngày nay. Nhân dân có câu ca: “Voi Ngàn Hống – trống Tú Viên”.
Mờ sáng nhân dân tập trung đông đủ tại Đền Cả. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng. Đi đầu đoàn biểu tình là lực lượng thanh niên” chị Nguyễn Thi Thựa, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thị Biêng v.v... giương cao cờ, biểu ngữ. Đoàn biểu tình xã Thanh Lương, tổng Xuân Lâm tiến về làng Nguyệt Bổng để sang huyện đường. Tri huyện Phan Si Phàng cùng tên Công Bô Bi Nát dẫn lính chèo thuyền qua sống để hăm, hoạ dân chúng, hắn vừa đến giữa sông thì đội cảm tử của xã Thanh Lương, Xuân Trường và hai tổng Xuân Lâm, Đại đông lội ra bao vây. Chúng hốt hoảng bắn vào đoàn biểu tình làm anh Nguyễn Công Thường bị chết, 2 người bị thương, tin anh Thường hy sinh lan nhanh đến tổng Bích Hào. Cát Ngạn, Võ Liệt vừa kịp đến huyện lỵ. Tên Phàng vội vã quay thuyền tháo chạy lên đồn Thanh Quả. Đoàn biểu tình sôi sục căm thù đập phá huyện lỵ, phá nhà giam giải thoát cho các đồng chí bị cầm tù. Rồi bao vây Đồn Thanh Quả truy bắt tên Phàng đang lẩn trốn ở đó.
Trời đã về chiều, đoàn biểu tình trở về nhằm bảo toàn lực lượng cách mạng. Đến Nguyệt Bổng gặp toán lính từ Vĩnh lên ứng cứu. Trước uy lực của hàng ngũ quần chúng, nó phải nhận yêu sách và ký vào bảng xin về trình với tỉnh. Sau đó đoàn biểu tình chia nhau về các làng trấn áp bọn phản động, đạp phá nhà Phó lý Nguyễn văn Hoạt về tội đàn áp cộng sản. Báo Công Luận của địch thừa nhận rằng: “Quân cách mạng có tổ chức kỷ cương và binh luật”.
Tối hôm đó, huyện uỷ Thanh Chương gồm: Tôn Thị Quế, Nguyễn Đình Thốc cùng với các chị bộ Đảng trong tổng Xuân Lâm v.v... họp tại nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ bàn một số công việc trước mắt: tổ chức truy điệu liệt sĩ Nguyễn Công Thường tại chợ Côn. Thi hài anh đặt trong hòm sơn, trên hương án che lọng vàng rồi chuyển về làng Xuân Trường – quê hương anh.
Như vậy, từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1930 xã Thanh Lương cũng như toàn huyện Thanh Chương, kẻ địch bất lực, lý trưởng không dám bàn việc làng. Bọn lính lệ ở huyện cũng run sợ. Bộ máy quyền lực của thực dân phong kiến tê liệt tan rã. Chính quyền Xô Viết ra đời/ Nhân dân vô cùng phấn khởi tin tưởng bắt tay vào xây dựng chính quyền mới. Mọi công việc trong làng đều do xã bộ nông, thôn bộ nông đứng ra giải quyết.
5. Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ – nơi Học chữ quốc ngữ trong thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh
Thôn bộ nông xã Thanh Lương làm việc tại đền Cả do Nguyễn Sỹ Tâm, Bùi Xuân phụ trách. Họ đã đưa nhân dân vào các tổ chức quần chúng cách mạng. Nông hội đó với 220 hội viên gồm 18 tổ do Nguyễn Sỹ Đức, Võ Văn Thoan phụ trách.
- Tổ chức Phụ nữ giải phóng có 45 chị em tham gia. Chị Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Đệ... là nòng cốt. Họ là những chiến sĩ với mật hiệu “Kim chỉ vá may” để hoạt động.
Ngày 17-10-1930, Hội phụ nữ làng Tú Viên tổ chức 160 chị em trong làng Xuân Bảng, Xuân Dương kéo đến thị Tuân về tội ức hiếp phụ nữ.
- Tổ chức thanh niên có 140 người do Nguyễn Sỹ Niểu phụ trách.
Hội cứu tế tán trợ có 42 người do Nguyễn Thị Thơn, Nguyễn Thị Tườn phụ trách.
Đặc biệt xã Thanh Lương có cai tổng Búi Văn Thông ngã theo cách mạng, lý trưởng làng Tú Viên Nguyễn Trọng Thuần bề ngoài hoạt động cho địch nhưng bên trong thực hiện theo chỉ đạo của ta.
- Quân sự: Đội tự vệ đỏ Thanh Lương có 75 người được phiến chế thành 3 tiểu đội do Bùi Khảm, Nguyễn Sỹ Thỉu, Nguyễn Sỹ Thao phụ trách. Tự vệ có nhiệm vụ canh gác các tụ điểm hội họp, bảo vệ các cuộc biểu tình, giữ gìn trật tự trị an trong thôn xóm. Đồng thời giám sát và trừng trị bọn mật thám làm tay sai cho thực dân Pháp. Tự vệ đỏ lấy địa điểm bại làng, bãi Thiện, chợ Vay v.v... làm nơi luyện tập năm 1930 – 1931 do Nguyễn Sỹ Sự phụ trách tập trườn, bò, nấp v.v...
- Kinh tế: Xã bộ nông chủ trương bỏ thuế thân, thuế ruộng, thuế chợ, thuế rượu, thuế muối, v.v... thu 50 mẫu ruộng, 60 tạ thóc, 2400 quan tiền11 tập trung tại đền Cả chia cho dân nghèo.
Ngày 7-11-1930, kỷ niệm cách mạng tháng 10 Nga, dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, 500 quần chúng xã Thanh Lương cùng các vùng lân cận tập trung tại đền Cả mít tinh nghe đồng chí Tôn Gia Tinh diễn thuyết. Sau đó kéo đến Quán Thánh không cho hội tư văn tế: lấy lại 15 thúng xôi và 2 con bò đem chia cho các gia đình nghèo.
- Văn hoá xã hội: Chính quyền Xô Viết ci trọng việc tuyên truyền sách báo cách mạng. Ban đêm dân chúng tập trung tại nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ để nghe đọc sách giảng báo, Học văn hoá, sinh hoạt văn nghệ tại quán Tú Viên: Diễn trò Trưng Trắc, Trưng Nhị v.v... Các làng xã Thanh Lương lúc này hết sức nhộn nhịp. Suốt ngày đêm tiếng trống mõ rộn ràng.
Học chữ quốc ngữ có 5 lớp: 60 anh chị em tham gia Cán bộ, Đảng viên vừa là người tổ chức vừa là thầy giáo như: Nguyễn Sỹ Diệu, Nguyễn Sỹ Đức, Nguyễn Sỹ Nghi, Nguyễn Vũ Kỳ v.v... Việc học chữ đã trở thành phong trào của toàn dân, các lớp học còn là nơi phổ biến thơ ca cách mạng và bàn luận việc “xã hội”.
- Việc hôn nhân gia đình được bình quyền, bình đẳng.
Thôn bộ nông còn tổ chức dân đào giếng, khơi mương, tát nước chống hạn, đắp đê chống lụt, sửa sang cầu cống, đường xá trong thôn xóm. Hội ái hữu còn tổ chức đóng góp tiền gạo, tranh tre nứa mét giúp đỡ các gia đình nuôi dấu cán bộ bị địch đốt nhà cửa như: Gia đình đồng chí Tâm Bí thư chi bộ Đảng, cụ Võ Văn Phùng Đảng viên 1930 – 1931, bà Thuổng có con bị kết án 9 năm tù v.v...
Trước thắng lợi của chính quyền Xô VIết, bọn địch căm tức, ra sức đàn áp cách mạng. Đầu năm 1931, tên Giám binh Bơ Tý cùng thượng tá Hồng Quân Địch đem 250 lính về bổ ung cho tri huyện Phan Ngọc Bích lập thêm đồn binh ở cầu rào Gang và các đồng chí trong tổng Xuân Lâm. Đồng thời triển khai việc vay lúa cứu đói cho dân.
Tháng 11 – 1930 chị Lê Thị Đỉu (người Nguyệt Bổng) phụ trách phụ nữ tổng Xuân Lâm, trong thời gian về hoạt động tại xã Thanh Lương chị bị Tây bắt đưa về đòn chợ Côn tử hình. Nghe tin đó chị em phụ nữ xã Thanh Lương làm công tác binh vận với ông đội Mạch phụ trách đồn cùng 3 anh lính bàn mưu mua 1 on chó bần nó tại cồn Tú Viên. Nghe tiếng súng nổ, nó tưởng chị Điu đã chết. Ngờ đâu chị đã thoát khỏi tay địch.
Tháng 1-1931, mặc dù trong điều kiện dịch khủng bố, tự vệ làng Tú Viên gặt lúa ở bày Ó, bàu đen, ruộng Cùa về được 10 tạ rồi bắt lý trường Bùi Quang bồi thường 200 đồng bạc Đông DƯơng về khoản phụ thu lạm bổ trước đây. Tịch thu hắn 7 mẫu ruộng chia cho dân nghèo.
Ngày 27-4-1931, 500 quần chúng xã Thanh Lương kéo đến nhà địa chủ Nguyễn Văn Soạn, Bùi Văn Tập buộc hắn phải cho vay 10 tạ thóc. Rồi kéo xuống nhà Chung ở Tràng Đen (xã Nam Hưng) vay cha ít lúa. Cha cố bỏ trốn. Quần chúng kéo vào nhà kho lấy tiền, thu được 30 tạ thóc đem về cứu đói cho dân nghèo.
Tháng 6 – 1931, 550 nông dân làng Tú Viên, Xuân Bảng, Xuân Dương kéo đến nhà lý trưởng Bùi Quang cảnh cáo hắn về tội đứa lính về đóng đồn tại nhà đê đàn áp nhân dân. Lính trong nhà hắn bắn ra làm chết 4 người: Lê Doãn, Nguyễn Công Xuyên, Nguyễn Phùng Điền, Doãn Nuôi. Sau đó đoàn biểu tình kéo đến nhà tên bang tá tổng Nguyễn Văn Toàn. Hắn bị đoàn biểu tình bắt trói ở giếng Phúc Xá (làng Ngọc Yến).
Trong 2 năm 1930 – 1939 dưới sự lãh đạo của chi bộ Đảng nhân dân xã Thanh Lương đã giành được nhiều thắng lợi. Điều đó càng tăng thêm niềm tin yêu của nhân dân đối với Đảng. Trong đó nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ đã góp phần quan trọng trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ đã ghi nhận một giai đoạn lịch sử cách mạng hào hùng ở quê hương.
Vàng Hạ huyện Thanh CHương, trong đó có xã Thanh Lương là mơi địch khủng bố khốc liệt: 5 ngôi nhà bị địch đốt, 27 ngời bị bắt giam từ 2 năm đến tù chung thân, 12 người bị bắn trong phong trào Xô Viết.
- Địch bắn 3 người: Võ Văn Sở, Nguyễn Văn Thành. Nguyễn Văn Khươn tại cây đa đồn Tú Viên rồi lấp xuống chung một hố.
- Đến giữa năm 1931, địch bắn tại đồn: Tú Viên cùng một lúc 4 người: Bùi Văn Phốt, Bùi Văn Diển, Nguyễn Duy Hanh, Nguyễn Văn Thành v.v...
Đến cuối năm 1931, số Đảng viên và cán bộ còn lại rút vào hoạt động bí mật. Cơ sở Đảng và phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng tạm lắng xuống.
6. Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ sau năm 1940
Năm 1940 – 1945, đồng chí Ngô Tuân (nguyên là uỷ viên trung ương Đảng năm 1935) được cử về chỉ đạo giành chính quyền ở xã Thanh Lương và huyện Thanh Chương.
- Ngày 23-8-1945, nhân dân huyện Thanh Chương giành chính quyền trong toàn huyện. Cùng trong ngày hôm sau đó trước đền Cả, xã Thanh Lương Hội đồng Hương chính cai tổng Nguyễn Hữu Nguyên, Nguyễn Văn Hoạt mang sổ sách triền đồng ra giao lại cho mặt trận Việt Minh. Đại diện là đồng chí Nguyễn Sỹ Đồng, Nguyễn Sỹ Nuôi, Nguyễn Sỹ Phương, Nguyễn Hữu Bích, Nguyễn Võ Tuấn v.v... cùng hàng ngàn quần chúng nhân dân trong xã.
- Năm 1947, Hội nghị quân khu 4 do dồng chí Chu Văn Biên, khu uỷ viên về chỉ đạo họp tại nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ gồm các đại biểu của các tỉnh trong khu 4.
- Năm 1948, Hội nghị phổ biến tư pháp dân chủ Liên khu 4 do đồng chí Hoàng Anh, Lê Viết Lượng – Chủ tịch, Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu chủ trì họp tại nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ.
- Năm 1958 – 1963, kho thóc, kho nông sản của tỉnh, huyện đóng tại nhà thờ.
- Năm 1967 – 1968, nơi nghỉ chân của đoàn 22 huận luyện bộ đội sang Lào, vào Nam, là nơi sinh hạot văn hoá, văn nghệ của bộ đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Mỗi lần con cháu lên đường bảo vệ tổ quốc đều đến thắp hương tuyên thề với tổ tiên nguyên theo gương ông cha.
Dòng Họ Nguyễn Sỹ có gần 200 con cháu tham gia chiến đấu trên các chiến trường: (Gia đình Nguyễn Sỹ Hữu có 6 con đi chiến đấu, 1 liệt sĩ).
Năm 1930 – 1931, dòng Họ Nguyễn Sỹ có 17 Đảng viên, 10 liệt sĩ, 19 người bị bắt giam từ 2 năm tù đến tù chúng thân, 6 gia đình được cấp bằng có công với nước và được Đảng, Nhà nước, Quân đội tặng thưởng nhiều huân, huy chương cao quý cho con cháu dòng Họ Nguyễn Sỹ. (Xem hồ sơ khảo cứu có danh sách các gia đình được cấp bằng có công với nước).
IV. LOẠI HÌNH DI TÍCH
Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ là nơi gặp gỡ bàn việc cứu nước của giới sĩ phu Nghệ Tĩnh trong phong trào văn thân Cần Vương.
Nhà thờ là nơi tuyên truyền giác ngộ thanh niên yêu nước chuẩn bị lực lượng cách mạng cho Đảng từ buổi ban đầu.
- Nhà thờ Họ là nơi đã gắn liền với cuộc đời và hoạt động của đồng chí Nguyễn Sỹ Sách – người chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất của VNTNCM đồng chí Hội năm 1926 – 1929.
- Nhà thờ là nơi hội Họp, in ấn, cất giấu tài liệu của Đảng trong thời kỳ năm 1930 – 1931.
- Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ là nơi cấp uỷ bàn bạc chủ trương phát động quần chúng vùng lên đấu tranh làm chính quyền địch tan rã và thành lập chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh ở huyện Thanh Chương.
- Nhà thờ là nơi Học chữ quốc ngữ trong thời kỳ Xô Viết.
Với những nội dung đó, nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ thuộc loại hình di tích lịch sử cách mạng thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931).
V. KHẢO TẢ DI TÍCH
Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ được xây dựng từ năm 1600 đến nay đã gần 400 năm. Điện tích trong khuôn viên: 580m2, gồm 2 nhà: Nhà Thượng Đường và Hạ Đường. Kiến trúc theo kiểu chữ Ni (), mặt ngoảnh theo hướng Nam. Trước sân 1 hàng rào xây gạch nung bao quanh di tích;
Đi vào nhà thờ phải qua cổng chính cao 4m, trên đỉnh cột cổng đắp 2 con nghê chầu 2 bên.
- Nhà thứ nhất là Hạ Đường:
Nhà Hạ Đường xây dựng từ năm 1800. Kiến trúc nhà Hạ Đường theo kiểu tú trụ tam oai, gồm: 3 gian, 2 hồi văn. Các đuôi kèo có chạm trổ hoa lá cành, các hạ xà kiến trúc theo kiểu vỏ mãng chỉ kềm và chạm hình triệu long.
Tổng cộng: 14 cột. Cốt lớn nhất cao 3,7m, đường kính 0,25m. Cùng với cột có 14 tảng đá xanh được tu tạo theo khối vuông, có rãnh tròn bao quanh chân cột, mỗi cột 0,3m x 0,3m, cao 0,12m.
Nhà Hạ có chiều cao từ nóc xuống mặt nền 4,2m, chiều dài nhà 9,2m, rộng 6,6m. Nhà Hạ Đường có 12 cánh cửa bàn khoa. Phía sau để trống thông lên là Thượng Đường.
Trên đỉnh nóc có hình lương long triều Nguyệt. Ở mỗi đầu giao đều có đầu ly. Toàn bộ phần mái lớp ngói vây. Tất cả gỗ dùng làm nhà thờ đều bằng gỗ lim do nhân dân khai thác tại cồn Lim ở địa phương.
Hạ Đường có kết cấu dọc: 1,03m – 2,33m – 2,55m – 2,33m – 1,03m
Kết cấu ngang: 1,15m – 1,20m – 1,92m – 1,20m – 1,15m
Giữa nhà Hạ treo 2 bức cuốn thư – câu đối ở 2 cột lớn hai bên do con rể Tiến sĩ Nguyễn Đình Điển tạ ơn thầy và bái tổ Họ Nguyễn Sỹ:
- “Nguyễn phủ Đường” nghĩa là nhà thờ chính”
- “Đức lưu quang” nghĩa là công đức muôn đời toả sáng.
- “Môn Thanh dục Hậu lệ thi Hương
Thể trạch khai tiên khoa hàm phổ”
Tạm dịch: “Cửa này nổi tiếng về học và thi cử.
Tại vườn này thế đứng đầu khoa bảng”
Cụ Cử Lạng bái tổ nhà thờ Họ câu đối:
- “Ký cần viên dung kỳ đồ khẩn
Dường sử đình gai sinh chi lan”
Tamh dịch:
Cần cù siêng năng như người làm vườn thi trong học hành cũng thế, sẽ nhanh chóng thành đạt nguyện vọng.
Truyền thống lịch sử họ hàng, gia đình tốt đẹp từ xưa nay nên sinh hạ con cháu tốt đẹp.
Gian giữa:
Có 2 yên thư: Hai bên có giá đòn rồng cám đồ tế khí: gươm, giáo, phảng v.v...
1 bộ phản gắn liền thời kỳ văn thân Cần Vương, các giới sĩ phu gặp gỡ luận đàm việc cứu nước.
Hai yên thư ở 2 gian bên là nơi chi bộ họp phổ biến nghị quyết và có lá cờ Đảng đến năm 1986 bị mục nát không còn nữa. 1 chiêng 2 trống Họ năm 1930 – 1931 đồng chí Tâm bí thư chi bộ mang đi biểu tình cổ vũ quần chúng tranh đấu.
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, nhà Hạ Đường là kho lương thực của huyện, tỉnh bị hư hỏng. Đến năm 1980 thị Họ cho tu sửa lại đúng như xưa.
- Nhà thứ Hai còn gọi là nhà Thượng Đường:
Nhà Thượng Đường làm năm 1600. Gồm: 3 gian. Đến năm 1800 làm lại kiên cố hơn. Kiến trúc tứ trụ, tam oai kẻ xông chồng đấu, có chạm trổ hoa lá ở các đường hạ và các chồng dâu với đường nét sắc sảo.
Tổng cộng 18 cột. Cột lớn cao 2,7m, đường kính 0,22m. Cùng với 18 cột có 19 viên đá tròn vân núi, đường kính 0,40m, cao 0,20m.
Nhà Thượng Đường có chiều cao từ nóc xuống mặt nền: 4m, chiều dài nhà: 7m, chiều rộng: 6m.
Ra vào nhà Thượng Đường có 8 cánh cửa bàn khoa và ván dật. Trên đỉnh nóc có hình lưỡng long triều nguyệt.
Toàn bộ phần mái lợp bằng ngói vảy. Tất cả gỗ làm nhà thờ đều bằng gỗ lim tổng, xung quanh xây đá ong, trét vôi hàu.
Nhà Thượng Đường kết cấu dọc: 1,95m – 2,5m – 1,95m
Kết cấu ngang: 1m – 1m – 1,75m – 1m – 1m
Gian giữa treo cuốn thư, hoành phi và bức đại tự.
- “Thể Đức” nghĩa là truyền thống nhân đức.
- Bức hoành phi của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tặng nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ: “Xuân Đản giải quyên Phan Bội tuyển bảng, hiển môn sinh kính tặng thầy giáo Thúc Hoàng (tức Nguyễn Sỹ Lạng).
Gian giữu bệ xầy bằng đá có 3 bậc thờ.
+ Bậc thứ nhất (tầng trên cùng):
- 1 tú khảm có 2 cánh cửa mở ra vào được chạm hình lưỡng long triều nguyệt son son thếp vàng. Trong tú khảm đựng 18 mục chủ gồm các bậc tổ tiên của dòng Họ. 1 ống gỗ tròn sơn son thếp vàng đựng 5 đạo sắc vua ban: đã từng cất giấu hàng trăm tờ truyền đơn, báo chí, chỉ thị, nghị quyét của Đảng về in ấn và làm việc tại đây trong thời kỳ Xô Viết.
+ Bậc thứ hai (tầng ở giữa):
- Mâm gỗ cổ bồng, mâm chè đựng đồ lễ. Năm 1930 – 1931 bộ phận ấn loát của huyện uỷ, tổng uỷ sự dụng làm bàn in tài liệu của Đảng.
+ Bậc thứ ba (tầng dưới cùng):
- 1 mâm gỗ cổ bồng sơn son thếp vàng để mũ của danh tướng “Trung quân tiết chế” Nguyễn Sỹ Xung.
- 2 mâm chè đựng đồ lễ cải trang cán bộ cấp trên về ngồi họp bàn kế hoạch đi đấu tranh, biểu tình.
- 1 giá gương sơn son thếp vàng để bài cúng khi hành lễ hàng năm.
- 1 yên thư ngoài cùng được chạm khắc hình hoa văn, trên để 2 cọc đèn sáp, 2 lọ hoả, 1 lư hương. Cọc đèn sáp này thắp sáng để in tài liệu cho Đảng và dùng hội họp.
+ Gian phía tả và phía hữu đều có bàn thờ xây bằng đá 3 tầng để linh toạ sơn son thếp vàng và các mục chủ ghi tên tuổi sự nghiệp từng cụ. Trong đó có liệt sĩ Nguyễn Sỹ Sách.
- Có 2 yên thư: Năm 1930 – 1931 các đồng chí cán bộ của tỉnh, huyện và đại biểu các chi bộ trong tổng ngồi vây quanh nghe phổ biến nghị quyết của Đảng.
- Trước hiên nhà Thượng Đường có 2 cột quyết. Trên cùng có hình tứ phượng ngũ lâu và 2 câu đối của cụ Nguyễn Sinh Sắc tạ ơn thầy Phó bảng Nguyễn Sỹ Ẩn.
- Câu đối của cụ Phó bảng Nguyễn Sỹ Ẩn bái tổ tiên Họ Nguyễn Sỹ:
“Vạn cổ cương trù địa duy thiên trụ
Nhất tâm tề kính xuân vụ thu sương”
Tạm dịch:
Do giữ được kỷ cương gia tộc từ nhiều đời nên Họ Nguyễn Sỹ đứng vững như cột trụ giữa trời trên mảnh đất này.
Con cháu một lòng thành kính nên đời đẹp trông như nước mưa mùa xuân, xương mùa thu.
Ở giữa Hạ Đường và Thượng ĐƯờng là sân nhỏ rộng 2,6m. Có bể cạn đựng nước cúng bằng đá xanh. Trước đây cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng 2 con trai là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung lên nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ, khi vào thắp hương tạ ơn thầy Phó bảng Nguyễn Sỹ Ấn, 3 cha con Nguyễn Sinh Sắc đã múc nước trong bể này rửa tay rồi mới vào thắp hương báo tổ.
VI. CÁC HIỆN VẬT TRONG DI TÍCH
a. Các hiện vật trong nhà thờ:
- Gia phả Họ Nguyễn Sỹ viết từ năm 1869 đến năm 1906 bằng chữ hán do vụ Phó Bảng Nguyễn Sỹ Ấn viết lời tựa và sưu tầm.
- 1 chiêng đồng
- 2 trống Họ
- 1 mũ của danh tướng “Trung công tiết chế” Nguyễn Sỹ Xung
- 1 kiệu đòn rồng
- 1 ống gỗ sơn son thếp vàng đựng 5 đạo sắc
- 5 bức đại tự, hoành phi, cuốn thư. Trong đó có bức trướng của cụ Phan Bội Châu và cụ Nguyễn Sinh Sắc tặng nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ và tạ ơn thầy Cứ Lạng, thầy Phó bảng Ấn.
- 3 cặp câu đối, trong đó có 1 câu đối của cụ Nguyễn Sinh Sắc tặng nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ để tạ ơn thầy Phó bảng Nguyễn Sỹ Ấn.
- 1 tú khảm đựng 18 mục chủ, 3 long ngai.
- 5 án thư (còn gọi là hương án)
- 1 bộ phả
- 5 mâm chè, 4 mâm cỗ bồng
- 2 đạo, 2 kiếm, 2 thẻ bài, 2 chuỳ
- 6 cọc sáp, 2 lọ hoa, 5 lư hương gỗ, 1 lư hương bằng sứ, 5 be rượu sứ hoa, 30 chiến sứ hoa.
b. Những hiện vật liên quan đến hoạt động của Đảng trong thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- 1 yên hư – 1 bộ phản – nơi các đồng chí cấp trên về làm việc.
- 1 tú khảm, 1 tráp gỗ, ống đựng sắc cất giấu tài liệu của Đảng.
- Mâm chè, cọc đèn sáp thắp sáng để họp và in ấn tài liệu của Đảng.
- Sưu tập vũ khí đi biểu tình của quần chúng nhân dân xã Thanh Lương – huyện Thanh Chương. Hiện đang lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh như:
Trống, chiêng, mõ, tù và, gậy gộc, giáo mác v.v...
- Sưu tập tài liệu, truyền đơn, báo chí nói về phong trào đấu tranh của nhân dân xã Thanh Lương – huyện Thanh Chương. Hiện đang lưu giữ trưng bày tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh.
VIII. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - KHOA HỌC – NGHỆ THUẬT – VĂN HOÁ:
Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ được xây dựng năm 1600 đến nay đã gần 400. Năm 1800 tu sửa kiên cố hơn.
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, nhà Hạ Đường làm kho lương thực, kho nông sản của tỉnh Nghệ An. Trong chién tranh nhà hờ Họ phần thì bị bom đạn, phần thì do mưa bão làm hư hỏng. Năm 1980 đảo lại ngối, thay một số rui mè. Làm lại một số cánh cửa, đắp lại hình lưỡng long chầu nguyệt trên đỉnh nóc.
Di tích vẫn giữ được nét cổ xưa.
Từ trước đến nay, Đảng bộ và nhân dân địa phương, đặc biệt là con cháu họ Nguyễn Sỹ luôn luôn ý thức được ý nghĩa và giá trị lịch sử nên nhà thờ luôn được chăm sóc bảo vệ an toàn, các hiện vật trong di tích vẫn được giữ gìn và bảo quản tốt.
Hàng năm cứ đến 27-7 là ngày thương binh liệt sĩ. Ngày mất của liệt sĩ Nguyễn Sỹ Sách, chính quyền và các tổ chức quần chúng từ huyện đến xã thường đến nhà thờ tưởng nhớ Nguyễn Sỹ Sách. Vì những hoạt động thiết thực và ý nghĩa trên, nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ ở xã Thanh Lương cho đến ngày nay cơ bản được bảo lưu một cách trọn vẹn. Thiết nghĩ đó là những cơ sở khoa học, những điều kiện cần và đủ để đề nghị Bộ văn hoá thông tin xét duyệt công nhận di tích nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ là di tích lịch sử cách mạng thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh.
IX. CÁC PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ DI TÍCH
Di nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ từ trước tới nay những người đứng ra trông coi và bảo vệ là con cháu dòng họ. Mặc dù đây là di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu ở địa phương, song tỉnh, huyện và các ngành các cấp chưa có một nguồn kinh phí nàp góp phần tu sửa và bảo vệ di tích.
Di tích nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ gắn liền truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống văn hoá của địa phương.
Ngoài ra nàh thờ còn là một công trình kiến trúc cổ, hiện còn lại trong vùng. Hơn nữa đây là một trong những dòng họ đi đầu trong việc tổ chức các sinh hoạt văn hoá vào dịp lễ hội hàng năm. Điều đó thể hiện nét đặc thù của miền quê xứ Nghệ, điều kiện thuận lợi nhằm bảo vệ và phát huy tác dụng di tích lâu dài.
X. CƠ SỞ PHÁP LÝ BẢO VỆ DI TÍCH
- Nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ đều có trong mục kiểm kê di tích của tính các năm: 1964, 1976, 1993.
Từ trước tới nay di tích chưa có điều kiện khảo sát, lập hồ sơ xếp hàng vì vậy chưa có điều kiện pháp lý và ra các thiết chế bảo vệ. Hiện tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh đang nghiên cứu lập hồ sơ để trình Bộ văn hoá thông tin xếp hạng và ra những thiết chế cụ thể để bảo vệ và giữ gìn di tích lâu dài. Nêu di tích đợc Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng thị không chỉ có tác dụng bảo lưu được truyền thống tốt đẹp mà còn giáo dục thế hệ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Kính đề nghị các cấp, các ngành tạo điều kiện giúp đỡ.
XI. NHỮNG TƯ LIỆU THAM KHẢO SỬ DỤNG KHI XÂY DỰNG HỒ SƠ:
Để lập hồ sơ di tích nhà thờ Họ Nguyễn Sỹ xã Thanh Lương – huyện Thanh Chương, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tham khảo các tư liệu sau đây:
- Nghệ An phong thổ ký quyển 1,2,3, số NA/46, NA/463, NA/467
- Châu Hoan phong thổ ký: NA/473
- Lịch sử Việt Nam T1, -NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1971
- Quốc triều hưng khoa lục của Cao xuân Dục – NXB TP. Hồ Chí Minh, 1973.
- Các nhà khoa bảng Việt Nam của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia. Viện Hán Nôm xuất bản, 1993.
- Lịch sử Nghệ Tĩnh, T1, NXB Nghệ Tĩnh, 1984
- Lịch sử Đảng bộ Nghệ Tĩnh T1, NXB Nghệ Tĩnh, 1987
- Các tổ chức tiền thân của Đảng, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương Hà Nội, 1977
- Lịch sử thế kỷ XX (1901 – 2000), NXB Văn hoá, 1987.
- Nguyễn Phong Sắc – 1 người cộng sản đầu tiên của Hà Nội, NXB Hà Nội, 1986
- Những người cộng sản trên quê hương Nghệ Tĩnh, NXB Nghệ Tĩnh, T1, 1978
- Danh nhân Nghệ Tĩnh T3, NXB Nghệ Tĩnh, 1985
- Nữ chiến sĩ Xô Viết Nghệ Tĩnh, NXB Phụ nữ, 1980
- Chỉ một con đường của Tôn Nghị Quế, NXB Nghệ An, 1972
- Suốt đời vì Đảng, NXB Nghệ Tĩnh, 1971
- Tổng tập văn học Việt Nam T31, NXB Khoa học xã hội, 1981
- Ráng đỏ Hồng Lam – NXB Lao động, 1995
- Nam Đàn quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh của giáo sư Ninh Viết Giao, NXB Khoa học xã hội, 1985
- Văn kiện tài liệu Đảng bộ tỉnh Nghệ An của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh uỷ Nghệ An 2 tập, 1971
- Lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Chương T1, NXB Nghệ Tĩnh, 1985
- Trong khảm tù vị thành niên: Hồi ký cách mạng, NXB Thanh niên, 1965
- Lịch sử Đảng bộ xã Xuân Trường, NXB Quân khu 4, 1993
- Bao của Tổng bộ VNTNCMĐC hội ra ngày 18-1-1930 ở Quảng Châu của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
- Biên bản xác minh lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Chương và dịch sách Đảng viên năm 1930 – 1931 gần 2 tập – Bản viết tay và bản in Rôniô – Xác minh năm 1969 – 1970.
- Hồi ký của bà Nguyễn Thị Hồng vợ Nguyễn Sỹ Sách năm 1989.
- Gia phả Họ Nguyễn Sỹ, viết từ năm 1809 đến năm 1906 hoàn chỉnh bằng chữ hán dịch ra năm 1996.
- Sơ thảo kịch sử xã Thanh Lương: bản viết tay năm 1985.
- Hồi ký của Tôn Gia Chung, Lê Văn Giai, Nguyễn Côn, Nguyễn Trọng Sở, Nguyễn Đức Bình, Đảng viên 1930 – 1931 huyện Thanh Chương.
- Báo Tiếng Dân số 3, báo Đông Pháp, Báo công luận v.v... dạng lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh.
|
NGƯỜI LẬP HỒ SƠ DI TÍCH
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
|