Trang chủ
Về trang trước
0
  • Chọn tìm hiểu mối quan hệ

Hướng về cội nguồn tiên tổ [PHẦN 1]

Để con cháu, dòng họ hiểu thêm về cội nguồn tiên tổ, ông Lan xin được ghi một số tư liệu để mọi người đọc tham khảo. Bài này ông nói sơ lược về đời thứ 4.

 

HƯỚNG VỀ CỘI NGUỒN TIÊN TỔ

- PHẦN 1 -

ĐỜI THỨ 4 – MỞ ĐẦU SỰ PHÁT TRIỂN PHỒN THỊNH CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN SỸ TÚ VIÊN

----------o0o----------

Để con cháu, dòng họ hiểu thêm về cội nguồn tiên tổ, ông Lan xin được ghi một số tư liệu để mọi người đọc tham khảo. Bài này ông nói sơ lược về đời thứ 4.

Sau 3 đời độc đinh, đời thứ 4 đã sinh hạ 5 con trai. Có 2 thành gia thất có con trai nối dõi và từ đó có Trung tôn và mở đầu cho sự phát triển thành dòng họ phồn thịnh, có hơn 1600 đinh như ngày nay.

 Can Ông là: Ông cố Thường, trước gọi là ông cố Trứ, húy là Sỹ Viên, mộ tại Thòi Lòi, giỗ 25/10.

Can Bà là: Bà cố Thường, húy là Nguyễn Thị Lân, mộ ở gần giếng sau (ta đã xây lăng, dựng bia- tương truyền mộ Can bà kết, phát), giỗ ngày 10/8.

 Giỗ khấn: Đệ tứ đại tổ khảo tiền niên lý đồng trưởng lão nhiêu Nguyễn Quý Công thụy chân trực phủ quân tiên linh, Tổ tỉ tiền viên lý đồng trưởng lão nhiêu Nguyễn Công chính thất Nguyễn Thị Hạng nhất, hiệu Tứ thận nhũ nhân tiên linh.

1)     Sỹ Hưu mất sớm

2)     Sỹ Sớm (gọi là ông Bình sinh 1 con trai tên Bình mất sớm, không có con thừa tự).

3)     Sỹ Khóa gọi là cố Đạo, cố Mậu con cháu đông.

Từ đây Can Mậu sinh 4 anh em trai (Xung, Thùng, Dùng, Ới).

4)     Sỹ Sở gọi là cố Hạo, không có con, đi lính được phong chức: Khương hữu đội.

5)     Sỹ Sắc gọi là cố Ngạn (Can Trị).

Can Trị (1736-1824) sinh 12 con (7 trai thọ 4, 5 gái thọ 3) thành 4 Chi: Chánh, Tuần, Khuê, Cụ.

Như vậy đời 4 đã mở ra 1 thời kỳ phát triển thịnh vượng đến đời 5 (2 Chi) và đời 6 (8 Chi) đông đúc.

Vài đặc điểm:

-         Từ đời thứ 3, gia phả còn lưu giữ tên húy, tên hiệu, tên thụy, ngày giỗ, nơi an táng (thậm chí là lưu cả hiệu bụt, đạo sắc,…).

-         Dòng họ Nguyễn Sỹ ta đã có truyền thống từ trước năm 1700, khi có các tên hiệu, tên thụy,…

-         Xung quanh chuyện mộ bà Can Thường, việc đặt tên Can Trị sẽ có bài viết sau.

-         Thời xưa tình trạng hữu sinh vô dưỡng là phổ biến mà họ ta cũng ở trong điều đó.

Hà nội, ngày 08/4/2022. Ông Nguyễn Sỹ Lan (đời thứ 9).

 

Tin tiêu điểm