Trang chủ
Về trang trước
0
  • Chọn tìm hiểu mối quan hệ

Nhà thờ Chi Can Duộng - Họ Nguyễn Sỹ

Quá trình xây dựng nhà thờ Chi Can Duộng - Họ Nguyễn Sỹ

 

NHÀ THỜ CHI CAN DUỘNG – HỌ NGUYỄN SỸ

1. Vị trí:

Nhà thờ họ Chi can Duộng họ Nguyễn Sỹ được đặt trong phần đất thuộc khuôn viên nhà ông Nguyễn Sỹ Minh, xóm Nam Dương (xóm 12 cũ), xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (nhà thờ nằm ngay cạnh đường Quốc lộ 46).

2. Sơ lược về Chi Can Duộng (Nguyễn Sỹ Duộng) – Họ Nguyễn Sỹ:

Theo phả đồ dòng họ, Nguyễn Sỹ Duộng (thuộc đời thứ 8 trong hệ thống gia phả dòng họ Nguyễn Sỹ tính từ cụ tổ dòng họ là Nguyễn Sỹ Tích), là con thứ 4 của Nguyễn Sỹ Xuân [Húy là Lục, tự là Nguyễn Sỹ Điếu, tú tài khoa Tân Mão đời Minh Mệnh, thọ 86 tuổi, gọi là Can Xuân hay Can Định], và là cháu của Nguyễn Sỹ Xung - Anh dũng tướng quân Trung úy triều Tây Sơn (đời thứ 6, hiệu là Nguyễn Sỹ Tình, gọi là cố Lạng). Các anh trai của Nguyễn Sỹ Duộng là: Nguyễn Sỹ Hòa; Nguyễn Sỹ Tuấn [Tho An]; Nguyễn Sỹ Vơn.

Về con cái, Nguyễn Sỹ Duộng sinh hạ được 3 người con trai là: Nguyễn Sỹ Đối, Nguyễn Sỹ ĐápNguyễn Sỹ Cờng (Cường). Đến nay, cùng với dòng họ Nguyễn Sỹ nói chung, Chi can Duộng nói riêng đã phát triển đến đời thứ 15 và có khoảng 70 đinh.

Cháu của Nguyễn Sỹ Duộng là Nguyễn Sỹ Tâm (1894-1981), là Lão thành Cách mạng và là Bí thư đầu tiên của Chi bộ Đảng tổng Xuân Lâm (tháng 6/1930), một trong những chi bộ ra đời sớm của huyện Thanh Chương giai đoạn 1930-1931. Trong chi họ Can Duộng có Nguyễn Sỹ ThắngNguyễn Sỹ Sáu là liệt sỹ, đã hy sinh trong các kháng chiến cứu nước.

Con cháu Chi can Duộng hiện nay chủ yếu sinh sống tập trung tại các xã Thanh Dương, Thanh Lương của huyện Thanh Chương. Một số con em định cư ở Nghĩa Đàn, ngoài ra một số con cháu xa quê học tập và làm việc, sinh sống tại nhiều miền đất nước từ Bắc vào Nam. 

3. Quá trình xây dựng nhà thờ:

 

Từ xưa vọng về:

“Đạo làm con chớ hững hờ

Phải đem hiếu kính mà thờ tổ tiên”

Xuất phát từ đạo hiếu làm người đó là con cháu Can Duộng họ Nguyễn Sỹ hàng năm dù khó khăn cũng lo tròn việc hương khói cho tổ tiên một cách thành tâm. Cứ tết đến xuân về cùng nhau đến thắp hương tại nhà thờ đại tôn sang nhà thờ trung tôn Can Định và cuối cùng đến hội ngộ tại tự đường ở ông Nguyễn Sỹ Minh xóm Dương Nam, xã Thanh Dương, Thanh Chương, Nghệ An. Mỗi năm vào ngày 05/11 Âm lịch cùng nhau thắp tâm nhang bàn cỗ làm giỗ cho Can Duộng; Vì vậy từ đời thứ 10, 11 các tiền bồi Nguyễn Sỹ Hảo, Nguyễn Sỹ Sâm, Nguyễn Sỹ Hai, Nguyễn Sỹ Nuôi, Nguyễn Sỹ Khoa luôn thể hiện ước muốn có nhà thờ để tiện cho việc hương khói tổ tiên. Nhưng với việc bàn cứ bàn, không đi đến thành công. Đến những năm gần đây con cháu đã không ít hơn 1 lần họp bàn nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất.

Ngày 20/10/2019 con cháu Chi họ đã họp bàn thành công, cho phép chọn ngày thích hợp để triển khai làm nhà thờ và ngày 20/9/2020 với quyết tâm của con cháu ở nhà kết hợp với sự đồng lòng và quyết tâm của những người con xa quê (đặc biệt ông Nguyễn Sỹ Xuân) nên cơ hội làm nhà thờ mới thực sự đến.

Ngày 01/10/2020 (15/8 Canh Tý) chính thức cắt trào làm nhà thờ Can Duộng. Sau 3 tháng lăn lội vất vả với không ít khó khăn, thời tiết nhiều mưa, ít nắng của tháng 8 miền Trung, nhà thờ Can Nguyễn Sỹ Duộng đã hoàn thành. 

Ngày 12/12/2020 (28/10/Canh Tý) Nhà thờ Can Duộng họ Nguyễn Sỹ chính thức làm lễ khánh thành với đông đúc con cháu nội ngoại và nhiều vị quý khách quý. Đặc biện có đầy đủ các ông Nguyễn Sỹ Hùng tộc trưởng, Nguyễn Sỹ Mại trưởng tộc Trung Tôn và các ông Nguyễn Sỹ Hóa,... cùng tham dự. Thật là một niềm vui lớn, niềm tự hào của con cháu can Nguyễn Sỹ Duộng. 

 

4. Về kết cấu và chi phí, công lao đóng góp xây dựng nhà thờ:

- Về kết cấu: Nhà thờ một gian hai hồi bằng hai loại gỗ Lim và Mít chuyền chụp, lợp bằng ngói vảy âm dương có mũi hài, dựng tại vườn nhà Nguyễn Sỹ Minh.

- Về tài chính: Tổng dự toán chi toàn bộ công trình sau khi hoàn thành là 520 triệu đồng.

-    Nguồn thu để xây dựng nhà thờ dựa vào việc thu mỗi đinh 3 triệu đồng. Ngoài số tiền đóng theo đinh thì đặc biệt ghi nhận những sự ủng hộ:

+ Ông Nguyễn Sỹ Xuân ủng hộ gần 300 triệu đồng (trước đó, năm 2004 Ông Xuân đã ủng hộ Ban thờ và Chiêng, trống);

+ Ông Nguyễn Sỹ Minh: Ủng hộ 7 triệu đồng và diện tích đất để xây dựng nhà thờ;

+ Ông Nguyễn Sỹ Khoái: Ủng hộ 10 triệu đồng;

+ Ông Nguyễn Sỹ Ngọt: Ủng hộ 2,5 triệu đồng;

+ Ông Nguyễn Sỹ Thành: Ủng hộ 1 triệu đồng;

+ Ông Nguyễn Sỹ Diện: Ủng hộ 0,5 triệu đồng;

+ Ông Nguyễn Sỹ Kiều: Ủng hộ 0,2 triệu đồng;

+ Ông Nguyễn Sỹ Thơm: Ủng hộ 1 bàn đặt mâm cỗ bằng gỗ dổi đặt giữa nhà thờ.

+ Các thế hệ sau (đời thứ 13) có: Nguyễn Sỹ T.Bình ủng hộ 4 triệu đồng; Nguyễn Sỹ Hóa ủng hộ 3 triệu đồng.

+ Ghi nhận công lao của các anh em, con cháu trong chi họ, đặc biệt những người thường xuyên trực tiếp trong thời gian xây dựng nhà thờ như các Ông Bà: Ô.Nguyễn Sỹ Minh, Ô.Nguyễn Sỹ Chắt, Ô.Nguyễn Sỹ Bùi, Ô.Nguyễn Sỹ Khoái, Ô.Nguyễn Sỹ Kiều, Ô.Nguyễn Sỹ HùngÔ.Nguyễn Sỹ Phan, Ô. Nguyễn Sỹ Nam, B.Nguyễn Thị Lan, B.Nguyễn Thị Bích, ... đã không kể thời gian, công sức để nhà thờ mau chóng hoàn thành.

+ Ngoài ra là sự động viên, ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần của các con cháu dâu rể, anh em làng xóm láng giềng trong quá trình xây dựng nhà thờ.

Con cháu Chi can Duộng đã nguyện vọng thiết tha, thành tâm, nhiệt tình xây dựng thành công nhà thờ Chi họ để tri ân tiên tổ.

5. Các ngày lễ quan trọng:

Nhà thờ Chi Can Duộng họ Nguyễn Sỹ là nơi để thờ các bậc tiên tổ Chi Can Duộng, là nơi con cháu báo hỷ với các đấng sinh thành.

Mỗi năm cứ đến ngày mồng 5 tháng 11 (âm lịch), con cháu Chi Can Duộng khắp miền tụ họp về đây để làm Giỗ Can, thắp nén tâm nhang để tỏ lòng thành kính đến các bậc tiên linh đã sinh thành dưỡng dục nên mình, nhắc nhau: 

“Dù cho bận rộn trăm bề

Mồng 5 tháng 11 nhớ về Giỗ Can”.

Thái Bình.

Tin tiêu điểm