Trang chủ
Về trang trước
0
  • Chọn tìm hiểu mối quan hệ

Cụ Phan Bội Châu với họ Nguyễn Sỹ (Thanh Lương)

 

CỤ PHAN BỘI CHÂU VỚI HỌ NGUYỄN SỸ (THANH LƯƠNG)

----------o0o----------

Ông có tên là Phan Văn San nhưng chữ San phạm húy Vua Thành Thái nên đổi thành Phan Bội Châu.

Ông sinh 26/12/1867 tại làn Đan Nhiệm, xã Nam Hòa – Nam Đàn.

Ông mất ngày 29/10/1940 tại Huế, thọ 73 tuổi. Thuở nhỏ ông nổi tiếng thông minh. Mới 6 tuổi học 3 ngày đã thuộc Tam tự kinh, 7 tuổi đã đọc và hiểu Luận ngữ, 13 tuổi đỗ đầu huyện, 17 tuổi đã viết Hịch Bình Tây thu bắn. Năm 1900 đỗ đầu thi Hương trường Nghệ (giải Nguyên). Ông đã viết 22 đầu sách, 9 bản khảo thi ca. Ông lập Duy Tân hội với nhiều sĩ phu tham gia như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp,… 1905 cùng Tăng Bạt Hổ,…

Các tổ chức ông sáng lập và hoạt động mang đậm tình yêu nước, chống thực dân Pháp.

Vì vậy ngày 30/5/1925 ông bị Pháp bắt giam và giam lỏng ở Huế.

Ông là nhà yêu nước vĩ đại, có ảnh hưởng lớn.

Tên ông được đặt cho các đường phố lớn ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Vinh, Hải Phòng,…

Trường chuyên của tỉnh ta mang tên ông.


Một niềm vui cho họ ta: Phan Bội Châu là môn sinh của ông Nguyễn Sỹ Lạng (Con Can Cụ húy là Nguyễn Thúc Hoằng đỗ Cử nhân).

Cụ Phan đỗ giải Nguyên trường thi Hương xứ Nghệ, đã lên nhà thờ bái thầy và kính tặng thầy 1 đôi câu đối và trướng. Trướng đó bị thất lạc do cải cách ruộng đất 1955.

Đôi câu đối cụ tặng, hiện ông Hạp và gia đình còn giữ.

Ông Lan đã khắc đôi câu đối này, phía sau bia công đức của ông Cử Lạng tại Thòi Lòi (gần Lăng Can cụ ông).

Câu đối trên tấm vải viết còn rõ:

Xuân đán Giải Nguyên Phan Bội Châu truyền bảng – Hiệu đồng môn kính tặng.

Gia phả dòng họ trang 35-36 còn ghi rõ:

Cụ Phan Bội Châu là học trò, khi đỗ giải Nguyên có làm bức hoành phi tặng thầy Nguyễn Thúc Hoằng.

Nhà Phan Bội Châu học: Giáo sư Chương Thâu đã gặp ông Hạp và muốn được sao lưu lại để vào bảo tàng nhưng ông Hạp không đồng ý vì đây là gia bảo.

Sách khoa bảng Nghệ An của Nhà xuất bản Nghệ An năm 2005 của Đàm Tâm Tĩnh có viết về sự kiện này ở trang 46, 47.

Sách này dành 11 trang để đăng bài của cụ Phan Bội Châu giải Nguyên năm 1900.

Vì cụ Phan còn nhiều tài liệu, nhất là của Giáo sư tiến sỹ Chương Thâu. Ông Lan nêu ngắn gọn đôi điều về cụ với dòng họ ta.

Nguyễn Sỹ Lan, đời thứ 9

 

Tin tiêu điểm