Trang chủ
Về trang trước
0
  • Chọn tìm hiểu mối quan hệ

Họ Nguyễn Sỹ (Tú viên – Thanh Lương) với sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc

Dòng họ Nguyễn Sỹ có truyền thống dồi dào yêu nước. Đời thứ 6 ông Nguyễn Sỹ Xung đã từ bỏ mũ áo quan đại thần triều Lê để chân đất đầu trần đi theo giúp Hoàng đế Quang Trung đánh giặc Thanh cứu nước. Ông Nguyễn Sỹ Sách đời thứ 10 khước từ bát đãi và bỏ vinh hoa của Pháp để đi hoạt động cách mạng và hy sinh ở nhà ngục Lao Bảo năm 1929 khi mới 24 tuổi. Ông Nguyễn Sỹ Diệu đời thứ 8, Bí thư Chi bộ đầu tiên Đảng Cộng sản Đông Dương của Thanh Lương, nhận làm lý trưởng để bảo vệ dân hy sinh ở nhà lao Kon Tum 1931… Hôm nay ông Nguyễn Sỹ Lan đời thứ 9 muốn viết đôi điều về dòng họ ta với sự nghiệp bảo vệ An ninh tổ quốc.

 

TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG DÒNG HỌ

Họ Nguyễn Sỹ (Tú viên – Thanh Lương) với sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc

 

----------o0o----------

Dòng họ Nguyễn Sỹ có truyền thống dồi dào yêu nước. Đời thứ 6 ông Nguyễn Sỹ Xung đã từ bỏ mũ áo quan đại thần triều Lê để chân đất đầu trần đi theo giúp Hoàng đế Quang Trung đánh giặc Thanh cứu nước.

Ông Nguyễn Sỹ Sách đời thứ 10 khước từ biệt đãi và bả vinh hoa của Pháp để đi hoạt động cách mạng và hy sinh ở nhà ngục Lao Bảo năm 1929 khi mới 24 tuổi.

Ông Nguyễn Sỹ Diệu đời thứ 8, Bí thư Chi bộ đầu tiên Đảng Cộng sản Đông Dương của Thanh Lương, nhận làm lý trưởng để bảo vệ dân hy sinh ở nhà lao Kon Tum 1931…

Hôm nay ông Nguyễn Sỹ Lan đời thứ 9 muốn viết đôi điều về dòng họ ta với sự nghiệp bảo vệ An ninh tổ quốc.

Từ giọt máu đầu tiên Thủy tổ đến nay trải qua 450 năm, 15-16 đời, với hàng chục ngàn đinh, con cháu trải khắp mọi miền đất nước, nhiều ngành nghề nên ông không có điều kiện tìm hiểu hết và kỹ, sâu. Bởi vậy với phương châm biết đến đâu nói và viết đến đấy. Nếu có sai sót xin mọi người tiền nhân và đương đại thông cảm. Ông cũng chỉ nêu con người, ít điều nên biết, không thể nói về chiến công.

1)     Can Tuần (Đời thứ 6 – con thứ  2 của Can Trị)

Ông tên là Cố Đạm, còn gọi là cố Tuần, húy là Đán, tên tự là Nguyễn Sỹ Biểu. Ông sinh ra, lớn lên vào đầu triều Nguyễn. Thọ 70 tuổi.

Gia phả dòng họ chép rằng: Cố Tuần lúc nhỏ đi học biết chữ, tính tình quả cảm. xử sự nghiêm khắc, quyết đoán, mọi người đều kính nể. Lúc bấy giờ trong phủ bọn lưu manh tụ tập cướp hiếp dân lành. Năm Minh Mạng 15 được cấp bằng, sai mấy thủ hạ đi tuần thám nhờ thế mà dân yêu cho nên được gọi là cố Tuần.

Bằng cấp sự nghiệp của Quan tổng đốc An Tĩnh như sau:

Nay xét Nguyễn Sỹ Biểu, là người mẫn cảm, được người trong phủ tin cậy, quyền cấp văn bằng làm tuần thám để giữ yên ổn trong vùng.

Chiếu theo bằng này mà suất lĩnh thủ hạ của mình về kinh quản phủ sở tại đến những nơi sách yếu trong phủ tuần thám, hễ thấy bọ tội phạm hoặc triều cường tụ tập nơi nào thì truy bắt cho được, nếu thế lực không đủ thì tránh …hoặc truy nã. Đây là việc quan trọng phải ra sức thi hành cho muôn phần ổn thỏa. Nếu trong khi thi hành, lợi dụng quấy nhiễu nhân dân ắt chịu trọng tội.

Nguyễn Sỹ Biểu xã Hoa Lâm, tổng Hoa Lâm, huyện Nam Đường, phủ Bình Sơn tuần tra thi hành.

Ngày 16 tháng giêng, năm Minh Mệnh thứ 15.

(Minh Mệnh 1820-1840).

Vài điều trao đổi thêm:

+ Trước đây công an chưa có ngạch, bậc chính thức, chưa có trường đào tạo cả nước chỉ có 6 Bộ.

Việc được cấp bằng tuần thám và trở thành tên gọi suốt đời (có khi để chết để cúng giỗ) thay cả tên húy, là rất đặc biệt và rất hiếm. Ông có quyền lớn (suy đoán chức cỡ trưởng công an phủ), đây là điều lịch sử cũng hiếm. Ông sống mãi trong lòng dân và để lại truyền thống cho dòng họ.

+ Bằng vị thế và tấm gương của mình, Can để lại nếp sống có kỷ cương, nghiêm túc trong dòng họ, vì thế họ Nguyễn Sỹ tuy đông nhưng sống có nề nếp, hòa thuận, giàu uy tín.

+ Để lại cho muôn đời sau điều kỳ lạ là mọi người suy tên Can Tuần thành danh tính chính thức.

Bây giờ đến Thanh Lương hỏi ông Nguyễn Sỹ Biểu chắc ít người biết mà chỉ biết Can Tuần.

Noi theo Can, với gene Can và khí huyết Can để lại, con cháu Can Tuần có Nguyễn Sỹ Nghĩa con ông bà Lợi có đến 18 con cháu là cán bộ, sỹ quan, viên chức ngành công an, kiểm soát, tòa án. Riêng ngành công an có 15 người.

Tiêu biểu có: Con trưởng Nguyễn Sỹ Chương - Thượng tá.

2 con trai: Nguyễn Sỹ Hoàn – Thượng tá, phó trưởng Công an huyện Quỳnh Lưu; Nguyễn Sỹ Hải – Trung tá, trưởng công an phường Nghi Hòa, Cửa Lò.

2 con gái ông Chương, 2 con rể ông Chương đều là cán bộ công an. Vợ của Hải là công an Cảnh sát giao thông….

Ông Nghĩa đời thứ 11 – là Thiếu tá, đội trưởng hình sự của Công an Nghệ An là 1 cán bộ công an gương mẫu, tận tụy. Ông cùng vợ được sự cưu mang, đùm bọc của 2 nhà cách mạng lão thành: Nguyễn Trọng Tráng và Đậu Thị Cường, 2 cụ đã gả con gái cho ông Nghĩa, cho cả cơ ngơi và hiện nay gia đinh Chương, Hải cùng nhà thờ ông bà Nghĩa đều ở trong khuôn viên của ông bà ngoại để lại. Chương đã dựng nhà thờ, dựng bia công đức của ông bà ở xã Nghi Xuân, Nghi Lộc.

2)     Ông Nguyễn Sỹ Dương (đời thứ 9 - Chi Can Cụ): Suốt đời cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc trên cương vị 1 cán bộ Công an.

Thời đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ông làm giám thị trại giam Bến Hới đặt tại Nghệ An.

Sau được điều về làm trưởng công an Nghệ An và sau đó được điều ra làm Vụ phó Cục An ninh quốc phòng Chính phủ (sau đổi thành Vụ Nội chính Chính phủ) cho đến khi nghỉ hưu.

Ông bà có 3 con trai làm công an, quân đội là:

+ Con đầu Nguyễn Sỹ Sơn – Trung tá quân đội ngành thông tin. Anh Sơn có con trai Nguyễn Sỹ Hà là Thiếu tá công an, phó công an phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội;

+ Con trai thứ 2 là Nguyễn Sỹ Cảnh – Đại tá công an, trưởng phòng an ninh kinh tế Bộ Công an.

+ Con trai thứ 3 là Nguyễn Sỹ Thành – Trung tá công an, sau chuyển về làm giám đốc Hải quan tỉnh Bắc Ninh. Có vợ là Đoàn Thị Phương Lan – Đại tá, phó phòng tổ chức cán bộ Sở Công an Hà Nội, có con trai là Nguyễn Sỹ Đoàn – Thiếu úy, công tác tại phòng tổ chức cán bộ Sở Công an Hà Nội;

Như vậy, riêng gia đình ông Dương (là con trai Liệt sĩ Xô viết Nghệ tĩnh) có 7 cán bộ công an: 1 Cục phó, 2 Đại tá, 1 Trung tá, 1 thiếu tá, 1 thiếu úy.

Thông gia với ông Dương là ông Nguyễn Quốc Hữu, nguyên cán bộ thông tin quân khu 4 đã làm việc tại quê Tú viên, ở tại Nhà thờ Đại tôn họ Nguyễn Sỹ và sau đó làm Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, bí thư ở Phủ Thủ tướng.

3)     Ông Nguyễn Sỹ Đồng (đời thứ 10 - Chi Can Cụ, là em con chú Liệt sỹ Nguyễn Sỹ Sách):

Ông Đồng là Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, hoạt động cách mạng bị Pháp bắt đày ở nhà lao Buon Mê Thuột. Thoát khỏi nhà tù đế quốc, ông về tham gia làm Bí thư huyện ủy Thanh Chương năm 1945.

Sau một thời gian được điều ra làm Trưởng công an Thanh Hóa, sau đó chuyển làm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

4)     Anh Nguyễn Sỹ Quang (đời thứ 11 - Chi Can Khuê): Được đào tạo bài bản và làm công an Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2021 là đại, Phó giám đốc công an Tp HCM, thành ủy viên, trúng cử đại biểu quốc hội khóa 13.

Tháng 7/2022, anh được phong hàm Thiếu tướng, được bổ nhiệm làm giám đốc công an tỉnh Đồng Nai, tham gia Ban thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai. Họ Nguyễn Sỹ (Thanh Lương), anh là người có cấp bậc cao nhất ngành công an.

5)     Anh Nguyễn Sỹ Hùng (đời thứ 10), con bà Hường, cháu ông Tám, là cán bộ kỳ cựu, tốt nghiệp Đại học công an, được điều động vào công tác tại Công an Đồng Nai 1975, nay hưu trí ở Đồng Nai.

6)     Ở địa phương xã Thanh Lương, con cháu họ Nguyễn Sỹ đã cống hiến, nhiều người làm Trưởng công an xã như ông Nguyễn Sỹ Nuôi (từ 1957-1959), Nguyễn Sỹ Viện (1954-1956), Nguyễn Sỹ Kỳ (1959-1964), Nguyễn Sỹ Bốn (1974-1976), Nguyễn Sỹ Thành (2004-2020), Nguyễn Sỹ Lam từ 2020.

Nhiều người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Công an trưởng của xã để trở thành Bí thư, Chủ tịch xã, Phó bí thư, phó chủ tịch như Nguyễn Sỹ Thành, Nguyễn Sỹ Bốn, Nguyễn Sỹ Lam.

7)     Anh Nguyễn Sỹ Trường Anh (đời thứ 10), là con út của ông Nguyễn Sỹ Lan đời 9: Đại úy công an, phòng An ninh mạng Công an Đồng Nai.

Anh Việt cháu ngoại bà Hường là Thượng úy, công án phường Đội Cung, thành phố Vinh; Anh Sơn là Thiếu tá, cháu ngoại bà Sáu (con ông Diệu) là công an quận Cầu Giấy, Hà Nội…

Ông Lan không biết hết mà ..ông biết chính xác đã hàng mấy chục con cháu họ ta cơ bản, đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ An ninh tổ quốc đủ với cấp độ từ Trung ương đến xã, suốt cả chiều dài thời gian của đất nước ở các vùng miền, có người đã vĩnh viễn ra đi. Ông Lan xin cáo lỗi nếu còn sót hoặc chưa thật chính xác (nếu có).

Hà Nội ngày 05/9/2022. Ông Nguyễn Sỹ Lan, đời thứ 9 – Chi Can Cụ.

 

 

Tin tiêu điểm