Trang chủ
Về trang trước
0
  • Chọn tìm hiểu mối quan hệ

Những sự hy sinh thầm lặng

 

NHỮNG SỰ HY SINH THẦM LẶNG

----------o0o----------

Họ Nguyễn Sỹ - Thanh Lương có nhiều tấm gương hy sinh thầm lặng vì đất nước, quê hương, dòng họ.

Bài này tôi viết về Liệt sỹ Nguyễn Sỹ Địch là một tấm lòng như vậy.

Liệt sỹ Nguyễn Sỹ Địch đời thứ 10 là con thứ 2 của ông Nguyễn Sỹ Trâm, (ông Cựu Bảy), là em con chú ruột của ông Nguyễn Sỹ Sách. Là bác ruột của Anh Nguyễn Sỹ Dũng Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội.

Anh sinh 1920, hy sinh 1947, hưởng dương 27 tuổi. Hy sinh tại Sài Gòn.

Thuở nhỏ, anh rất cao to, đẹp trai, thông minh, học giỏi, giỏi võ (đấm bốc), chơi đàn hay.

Anh đỗ Diplom và thi đỗ vào trường College Vinh, anh sớm giác ngộ cách mạng, ghét thực dân và hoạt động ngay trong nhà trường nên anh bị hiệu trưởng Misen người Pháp đuổi khỏi trường học.

Giữa năm 1940, tên chánh mật thám Pháp ở Vinh rất độc ác đã đàn áp dã man những người yêu nước cách mạng. Ông Nguyễn Sỹ Địch đã can đảm mưu lược trừng trị tên này để cứu mọi người.

Vào 1 đêm tối trời, khi tên này đi qua cửa tả thành Vinh, ông đã lao vào đấm túi bụi, xô tên này rơi xuống hồ. Sau vụ nay, mật thám Pháp dò ra manh mối và tìm cách bắt anh. Anh đã bỏ trốn vào Sài Gòn.

Từ đây, anh đã bắt mối tổ chức để hoạt động, được cử làm Thường vụ công đoàn Sài Gòn – Gia Địch. Năm 1942, được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Tháng 5/1947, trong 1 lần đi công tác, anh bị Pháp bắt về giam ở bốt (tức là đồn) Phú Lâm. Chúng bắt giam và tra tấn dã man ở bốt Catinat. Anh đã hy sinh anh dũng. Chiến công của anh chỉ có tổ chức được biết.

Sau giải phóng miền Nam 1975, anh Nguyễn Sỹ Hốt là em trai của ông Địch đã vào Sài Gòn tìm hiểu sự việc, gặp gỡ các nhân chứng về hoạt động, hy sinh của ông Địch để hoàn thiện hồ sơ.

Các nhân chứng quan trọng có:

-   Ông Nguyễn Hộ - Nguyên Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt nam.

-   Ông Nguyễn Liên Châu – Nguyên Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động Sài Gòn – Chợ Lớn.

-   Ông Nguyễn Lưu – Nguyên Thứ trưởng Bộ Giao Thông.

-   Ông Nguyễn Xuân Diệu trong Ban chỉ huy quân sự mặt trận Sài Gòn – Chợ Lớn thời bấy giờ.

Xác nhận của Thành ủy, UBND thành ủy, Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh.

 Sau khi có đủ hồ sơ, sự hy sinh của ông Địch mới được xác nhận và nhà nước cấp bằng Tổ quốc ghi công số 616/TTg ngày 24/12/1993. Như vậy sau 46 năm hy sinh, ông Địch mới được cấp bằng Tổ quốc ghi công là liệt sỹ.

 

Lễ truy điệu, trao bằng được tổ chức trọng thể tại huyện Đông Anh, Hà Nội, lập bia tưởng nhớ tại nghĩa trang liệt sỹ Đông Anh.

Ở quê Thanh Lương, xã đã khắc tên Liệt sỹ Nguyễn Sỹ Địch lên bảng tên Liệt sỹ ở Đài Liệt sỹ của xã.

Viết nhân dịp xã xây dựng Nghĩa trang liệt sỹ mới của Xã Thanh Lương và cho con cháu biết để ghi nhớ công ơn của 1 người con đời thứ 10 của dòng họ Nguyễn Sỹ đã hy sinh oanh liệt, thầm lặng.

 

 

Nguyễn Sỹ Lan, đời thứ 9

 

Tin tiêu điểm